Site icon Lớp Văn Cô Thu

Soạn bài Đồng chí – Tác giả, tác phẩm ,bố cục, dàn ý

Soạn bài Đồng chí - Tác giả, tác phẩm ,bố cục, dàn ý

Soạn bài Đồng chí - Tác giả, tác phẩm ,bố cục, dàn ý

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tên thật: Trần Đình Đắc (1926 – 2007)

– Quê quán

– Cuộc đời: 1946

– Các sáng tác

– Phong cách thơ

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– 1948: Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc.
– Bài thơ là kết quả trải nghiệm thực tế, là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Chính Hữu.
– Rút ra từ tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966)

b. Ý nghĩa nhan đề

– Đồng: cùng; chí: chí hướng > “Đồng chí”: Là những người cùng chung chí hướng, lý tưởng.
– Là một tình cảm mới, cách xưng hô của những người cùng đoàn thể cách mạng. Sau “Đông chí”, là cách xưng hỗ quen thuộc trong các cơ quan đoàn thể cách mạng đơn vị bộ đội.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

a. Chung hoàn cảnh xuất thân (tương đồng về cảnh ngộ)

– Xuất thân: nông dân, từ những vùng quê khác nhau

“Quê hương anh/ nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo/ đất cày lên sỏi đá”
+ Lời thơ giản dị → giới thiệu về quê hương “anh” và “tôi”.
+ Sử dụng sáng tạo thành ngữ: “nước mặn đồng chua”; “đất cày lên sỏi đá” — khó canh tác, nghèo khổ. → Đó là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.

Trước ngày nhập ngũ họ vẫn còn là những con người xa lạ
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
+ “Anh” và “tôi” từ chỗ đứng đầu tách biệt mỗi dòng thơ, đến đây đã xuất hiện trên một dòng thơ, trở thành “đồi”. hai người chẳng thể tách rời kết hợp với từ “xa lạ” → Vì tham gia chiến đấu họ mới quen nhau.
→ Chính sợi dây tình cảm giai cấp đã nối họ = đồng chí, đồng đội.

b. Chung lí tưởng, chung nhiệm vụ

– Tình đồng chí còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý chí lẫn lý tưởng và mục đích cao cả:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
– Đây là hình ảnh ẩn dụ, sóng đôi hai vế câu miêu tả chân thực cuộc đời người lính.
→ Điểm chung lớn nhất giữa những người lính, cội nguồn sức mạnh là: chung nhiệm vụ, lý tưởng chiến đấu.

c. Cùng chung những khó khăn, thiếu thốn

– Tình đồng chí còn được nảy nở bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ mọi khó khăn thiếu thốn thời kì đầu của cuộc kháng chiến.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+ “chung chăn” : chung khắc nghiệt, chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh.
+ “đôi tri kỉ” : Đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
→ Sự hòa nhập của những người chiến sĩ : “xa lạ” ⇒ “tri kỉ”.

Câu thơ thứ 7: Đặc biệt:

– Hình thức: Câu thơ ngắn nhất có hai chữ và dấu chấm cảm. Là câu đặc biệt nhưng mang hình thức của câu cảm thán.
– Nội dung:
+ Đòn gánh, điểm chốt nối hai đầu là những câu thơ đồ sộ, nâng ý đoạn trước, mở ra ý đoạn sau.
+ Kết tinh cao độ của tình bạn, tình người, nổi bật chủ đề cả bài thơ: Tình đồng chí cao đẹp.

=> Điểm sáng của bài thơ.

2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

a. Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
– Những người lính sẵn sàng hi sinh tất cả vì Tổ quốc: “ruộng nương, gian nhà” — tài sản lớn nhất cả đời họ phấn
đấu.
– Cách sử dụng từ ngữ giản dị, mộc mạc: “mặc kệ” hi sinh quyền lợi cá nhân, ra đi mà không dửng dưng vô tình. – Hình ảnh “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh nhẫn hóa — Nỗi nhớ hai chiều.
=> Sự đồng cảm, thấu hiểu đã khiến người chiến sĩ an ủi chia sẻ với nhau tất cả những tâm tư để chiến thắng kẻ thù.

b. Đồng chí, đó là sự cảm thông cho những khó khăn gian khổ mà các anh đã trải qua trong đời sống chiến đấu.

– Bức tranh hiện thực đời sống khó khăn của người lính: “Anh với tôi …. chân không giày”.
+ Thiếu thốn quân trang quân dụng.
+ Sốt rét rừng ghê gớm.
– Cách viết các hình ảnh sóng đôi, bút pháp lãng mạn, đối lập với những khó khăn là “miệng cười” ấm tình đồng đội  lạc quan.
=> Người lính chung nhau mọi gian khổ, thấu hiểu và sẻ chia.

c. Hình ảnh cô đọng, làm nên sức mạnh của người lính

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
– Đó là những cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành.
– Những bàn tay nắm lấy bàn tay truyền cho nhau hơi ấm của tình yêu thương, của sự gắn kết trong suốt trường kì kháng chiến.
– Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn tả cho hết tinh đồng chí thiêng liêng như cái bắt tay ấy.
→ Những bàn tay không lời nhưng ẩn chứa bao ý nghĩa, quyết tâm chiến đấu.

3. Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí

– Bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền
của thiên nhiên khắc nghiệt: “Đêm nay rừng hoang sương muối” >< Chân dung những người lính đứng cạnh nhau, phục kích giặc.
– Từ “chờ”: chủ động, hiên ngang, sẵn sàng phục kích giặc. — người lính vẫn bình thản, lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu.
– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” điểm nhãn của phần ba, điểm sáng của toàn bài:
+ Tả thực: Trăng là người bạn, treo trên đầu ngọn súng.

+ Liên tưởng:

Súng: chiến tranh; Trăng: hòa bình. vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Tâm hồn người lính: chiến sĩ và thi sĩ.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version