I – Kiến thức cơ bản cần nhớ
1. Tác giả
– Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), quê: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;
– Từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,
– Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến và sau hoà bình,
– Phong cách giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
2. Tác phẩm
– Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên
– Vị trí đoạn trích là phần giữa của truyện.
3. Tình huống cơ bản của truyện
– Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trở trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi => bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha (tình huống cơ bản),
– Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay con thì ông đã hi sinh => bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con.
4. Nét chính về nội dung và nghệ thuật
4.1. Nội dung
– Đoạn trích “Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh,
– Cho ta biết thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã từng trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
4.2. Nghệ thuật
– Tạo tình huống truyện éo le,
– Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ,
– Lựa chọn người kể chuyện là bạn ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện
II. LUYỆN TẬP
Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
1. Mở bài
– Tác giả: Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ viết về cuộc sống và con người nơi đây trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình .Lối viết giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
– Tác phẩm: Chiếc lược ngà được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
– Nhân vật bé Thu: tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt và có cá tính Imạnh mẽ
2. Thân bài
2.1. Hoàn cảnh của bé Thu (dựa vào cốt truyện và tình huống truyện)
– Sinh ra khi đất nước có chiến tranh cha con xa cách khi chưa đầy một tuổi,
– Chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp với máy
– Sau tám năm, ông Sáu về phép thì nảy sinh tình huống éo le: Thu không chịu nhận ông là cha . Đến lúc nhận ra cha thì cũng là giây phút ông Sáu trở về đơn vị. Lần gặp mặt ấy là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.
2.2. Diễn biến, thái độ, tình cảm của Thu trong thời gian ông Sáu về phép:
* Phút đầu gặp cha:
– Nghe gọi giật mình, tròn mắt nhìn
– Ngơ ngác lạ lùng,
– Nghi ngờ muốn hỏi là ai,
– Mặt nó bỗng tái đi… vụt chạy… kêu thét lên. Má! Má
=>Ngạc nhiên, bất ngờ, sợ hãi.
* Những ngày ông Sáu nghỉ phép: tỏ ra ngờ vực, lảng tránh => thái độ lạnh nhạt, xa cách,
– Ông Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
– Bị dồn vào thế bí (chắt nước cơm)
+ Nhờ ông Sáu chắt nước một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trống (cơm sôi….bây giờ; cơm sôi… chắt nước giùm cái);
+ Tự mình làm công việc nguy hiểm và quá sức → không chịu nhượng bộ => Không chấp nhận ông Sáu là ba.
– Kiên quyết chối từ tình yêu thương của ông Sáu (hất đi cái trứng cá); bị đánh đòn, xuống xuồng sang bà ngoại
=> Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt tình cảm của ông Sáu.
* Sự ương ngạnh không đáng trách. Thu còn quá nhỏ để hiểu được những éo le, khắc nghiệt của chiến tranh; Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ ; => biểu hiện tuyệt vời của tình yêu thương cha sâu sắc.
2.3. Thái độ, hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay
– Vẻ mặt buồn rầu, đôi mắt không chớp, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa, Bất ngờ cất tiếng gọi: Ba..a…a… ba”, ôm chặt lấy cổ ba, hôn lên mặt ba, hôn cả lên vết thẹo trên má ba nó; không muốn rời xa ba.
– Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba. Sự nghi ngờ đã được giải tỏa -> ân hận, hối tiếc “nó nằm im, … như người lớn”;
=> tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận=> tình yêu cha mãnh liệt
– Có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
2.4. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu:
– Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện;
– Xây dựng tính cách nhân vật qua tâm lí và hành động: Bé Thu tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng dứt khoát, rạch ròi; Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh, nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ .
– Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ,
→ Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc,mãnh liệt đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng khó phai.
3. Kết bài
– Suy nghĩ: tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trắc trở nhưng rất thiêng liêng, mãnh liệt và cao quý,
– Xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở suy ngẫm.
🔻 Xem thêm:
- Dàn bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích “Chiếc lược ngà”
- Phân tích nhân vật ông Sáu qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Phân tích diễn biến tâm lí, tình cảm của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”