I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
b. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận.
c. Dòng cảm xúc
Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc, gợi kỉ niệm tuổi thơ. Từ kỉ niệm, người cháu suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà. Người cháu không nguôi nỗi nhớ bà dù đang ở nơi xa
d. Bố cục
– Khổ 1: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
– Các khổ 2, 3, 4, 5: Bếp lửa và những kỉ niệm tuổi thơ Khổ 6: Bếp lửa và suy ngẫm về cuộc đời bà
– Khổ 7: Bếp lửa và nỗi nhớ bà nơi phương xa
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
– Hình ảnh bếp lửa được gợi tả bằng những từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm:
+ chờn vờn sương sớm: ngọn lửa lay động, ẩn hiện trong làn sương sớm mờ ảo.
+ ấp iu nồng đượm: bếp lửa gợi cảm giác ấm áp, gợi sự kiên nhẫn, khéo léo, chi chút của bàn tay người nhóm lửa. | – Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà sâu nặng: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
2. Bếp lửa và những kỉ niệm tuổi thơ bên bà
a. Kỉ niệm về năm lên bốn tuổi
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khỏi hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
– Cái đói dai dẳng, khủng khiếp.
– Mùi khói bếp trở thành ấn tượng không phai mờ trong kí ức của cháu.
b. Kỉ niệm về tám năm bên bà
– Cháu sống trong tình yêu thương, sự chở che, dạy dỗ của bà.
“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”
– Âm thanh tiếng chim tu hú trở thành điệp khúc trong nỗi nhớ, niềm thương của cháu.
+ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
“Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.”
+ …Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
c. Kỉ niệm về năm giặc đốt làng
Hình ảnh bà
Lời dặn cháu:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Hành động:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Ngọn lửa chiến tranh tàn phá, hủy diệt đối lập với Ngọn lửa của bà vẫn nhóm lên sự sống
3. Bếp lửa và suy ngẫm về cuộc đời bà
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
– Bếp lửa gợi cuộc đời bà tảo tần, vất vả.
– Bếp lửa là biểu tượng cho những gì cao quý nhất của cuộc đời bà: tình yêu thương, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.
4. Bếp lửa và nỗi nhớ bà nơi phương xa
– Cháu đã trưởng thành, đã rời xa căn bếp nhỏ của bà để đến những miền đất xa xôi, rộng lớn.
– Lời tự nhủ:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…
– Bếp lửa của bà vẫn sưởi ấm lòng cháu nơi phương xa.
– Nỗi nhớ bà hòa trong nỗi nhớ gia đình, quê hương, đất nước.
5. Nghệ thuật:
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận.
– Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
Nội dung: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
BÀI TẬP
Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Hướng dẫn:
1. Yêu cầu
– Xây dựng được các luận điểm về hình ảnh người bà trong bài thơ.
– Chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ các luận điểm.
2. Gợi ý
Bà là người phụ nữ tảo tần, vất vả, chịu thương chịu khó.
+ Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trở đi trở lại trong cảm nhận của cháu khi nghĩ về cuộc đời bà.
+ Bà đi qua biết bao hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt: đói kém, chiến tranh.
– Bà là người phụ nữ giàu tình yêu thương. Bà chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ cháu suốt những năm tháng tuổi thơ.
– Bà là người phụ nữ giàu nghị lực và đức hi sinh.
+ Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, bà vững vàng trước những mất mát, nhận về mình những lo toan để con cháu được yên tâm.
+ Không điều gì có thể dập tắt được ngọn lửa của sự sống trong gian bếp của bà, trong trái tim của bà.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Theo em, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có những ý nghĩa nào?
2. Kể tên và nêu tác giả các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về tình cảm gia đình.