I. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thủy Kiều.
-Dẫn dắt vấn đề nghị luận: đoạn trích đã làm nổi bật nhan sắc và tài năng của chị em Thúy Kiều, đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của thúy Kiều.
Mở bài mẫu:
Nguyễn Du cả đời cầm bút luôn dụng tâm hướng cảm xúc của mình đến với vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dưới ngòi bút của ông, chân dung những người phụ nữ luôn được ngợi ca và cực tả đến mức tuyệt mĩ. Điều này ta có thể thấy rõ qua bức chân dung chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên. Bằng nét bút tài hoa, ông đã dựng nên bức tranh về hai tố nữ với những nét đẹp không hề lặp lại. Vẻ đẹp ấy đã làm cho trái tim bao thế hệ bạn đọc không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ. Đồng thời qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” mỗi chúng ta có cơ hội được diện kiến ngòi bút kì tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát về đoạn trích
– Nằm ở phần đầu của Truyện Kiều;
– Nội dung: Khắc họa chân dung chị em Thúy Kiều qua đó bộc lộ cảm hứng nhân văn sâu sắc của tác giả.
2. Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
2.1. Vẻ đẹp của Thúy Vân
– Phong thái: thanh thoát, nhẹ nhàng, đoan trang, lịch sự;
– Giọng nói: cũng trở thành nét đẹp rất riêng trong con người nàng. Xuân Diệu ca ngợi: từ thốt là chữ đắt giá,
– Dự báo số phận từ nhan sắc: nhân hóa “mây thua, tuyết nhường” hàm ý số phận bình an, hạnh phúc, không có những sóng gió và sự ganh ghét, đố kị của cuộc đời, của tạo hóa.
=> Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng và thủ pháp so sánh ngầm, Nguyễn Du đã làm cho chân dung Thúy Vân hiện lên như một tố nữ, đẹp người, đẹp nết và bình an trong số phận.
2.2. Vẻ đẹp toàn diện, toàn mĩ đạt đến độ tuyệt sắc giai nhân của Thúy Kiều
a. Nhan sắc của Thúy Kiều
– Thúy Vân là phông nền hoàn hảo mở đường cho sự xuất hiện của Thúy Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà,
– Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: không chỉ đẹp mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với người đối diện;
– Đôi mắt như nước mùa thu lột tả nội tâm luôn man mác một chút buồn ẩn sâu dưới cái nhìn trong veo của Kiều.
– “nghiêng nước nghiêng thành” đẩy vẻ đẹp của Kiều lên hàng quốc sắc thiên hương, có một không hai — sự yêu mến hết → sự yêu mến hết mực mà Nguyễn Du đã dành cho Kiều chân dung Thúy Kiều hiện ra với vẻ đẹp vạn người mê. Vẻ đẹp ấy khiến cho tạo hóa và vạn vật sinh lòng đố kị → dấu hiệu dự báo một cuộc đời đầy sóng gió.
b. Nét đẹp tài năng
– Thúy Kiều có tài năng toàn vẹn: cầm, kì, thi, họa, lĩnh vực nào Kiều cũng tinh thông nhưng nổi bật nhất là tài đàn.
– Nguyễn Du hoàn thiện cho một triết lí “tài mệnh tương đố”, mỗi khúc đàn luôn ẩn chứa nét buồn ai oán → tiếng đàn mang tính chất dự báo một thiên bạc mệnh đang chờ đợi nàng ở phía trước → người con gái đa sầu đa cảm.
=> Bằng bút pháp lí tưởng hóa, vẻ đẹp của Thúy Kiều ở phương diện tài năng và nhan sắc đạt đến mức hoàn mĩ và đỉnh cao.
2.3. Vẻ đẹp trong lối sống của chị em Thúy Kiều
– Lối sống phong lưu, được chăm sóc và yêu chiều;
– Luôn khuôn phép giữ mình theo đúng chuẩn mực của một người có nền nếp gia phong;
– Cả hai chị em Kiều là những cô gái ngoan, kín đáo, tế nhị và luôn ý thức được giá trị của bản thân mình.
3. Đánh giá khái quát
– Tả người từ khái quát đến cụ thể, tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận; ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh, dùng điển tích, điển cố. Tất cả đã làm bật lên hai bức tranh tố nữ với những nét đẹp không hề lặp lại. Nghệ thuật ấy đã tôn lên tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật;
– Qua chân dung của chị em Thúy Kiều, ta càng mến yêu, trân trọng những người phụ nữ xưa. Dù cuộc sống có trải qua những thăng trầm biến cố song vẻ đẹp của họ luôn khiến ta ngưỡng mộ và yêu thương
III. Kết bài
– Đánh giá khái quát lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều cũng như tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du.
– Nêu được cảm xúc của bản thân về hai nhân vật và niềm mong ước của bản thân về cuộc sống và số phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
🔻 Xem thêm: