Đề bài: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: Bậc thầy trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đỉnh cao là tuyệt tác Truyện Kiều.
– Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích đã thể hiện được tài năng miêu tả tâm trạng nhân vật.
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: bức tranh tứ bình đặc sắc về tâm trạng của Kiều khi phải đối diện với chính mình giữa trời nước mênh mông.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát về đoạn trích
– Vị trí: phần cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
– Nội dung khái quát: là một đoạn tuyệt bút về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, khắc họa thành công nỗi buồn tủi, cô đơn và xót xa của Thúy Kiều.
2. Tâm trạng của Thúy Kiều
2.1. Tâm trạng cô đơn của Kiều khi nhìn cảnh cửa bể chiều hôm
– Thời gian và không gian gợi tâm trạng: Thời gian chiều hôm dễ gợi buồn cho lòng người; không gian cửa bể tạo sự hoang vắng, đìu hiu —> thời gian và không gian quen thuộc trong thơ cổ
– Hình ảnh “cánh buồm xa xa” gợi cái mịt mờ vô định. Bao nhiêu nỗi niềm hướng về quê hương đều bị tắt lại bởi cánh buồm ấy chỉ xuất hiện như một ảo ảnh.
-> Hình ảnh cánh buồm đã đẩy cô đơn của Kiều đến tuyệt đối.
2.2. Sự sợ hãi của Kiều khi nhìn cánh hoa trôi trên mặt nước
– Không gian của cảnh đã đi từ “cửa bể” về với ngọn nước triều cường. Không gian từ xa đến gần làm cho cái buồn của Kiều thấm đều lên mọi khoảng không.
– Hình ảnh “ngọn nước mới xa” ẩn dụ cho cuộc đời đầy rẫy những cạm bẫy và sự sóng gió; cánh hoa là ẩn dụ cho cuộc đời của Kiều mong manh, trôi nổi, bi đát khi phải ngụp lặn giữa bể đời mênh mông.
→ Tâm trạng của Kiều trong mảnh ghép thứ hai làm bật lên nỗi sợ hãi trong lòng Kiều. Sự sợ hãi ấy đã gạn lọc câu thơ trở thành một lời than đầy xót xa về thân phận của Kiều.
2.3. Nỗi buồn của Kiều khi nhìn về nội cỏ
– Không gian của bức tranh Ngưng Bích đã được thu hẹp lại, từ ngọn nước trở về với nội cỏ. Nhưng bản chất của cảnh không thay đổi.
– Thủ pháp nghệ thuật nhân hóa được khai thác triệt để trong hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, trước nỗi buồn của Kiều vật vô tri vô giác cũng trở nên sầu não, mang tâm trạng.
– Màu xanh đơn điệu làm nên nỗi chán ngán, vô vị, tê tái trong tâm hồn Kiều.
→ Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng buồn tủi, tẻ nhạt, cô đơn của thúy Kiều, một bức tranh tâm cảnh đã hiện ra trước mắt người đọc.
2.4. Cao trào của nỗi sợ hãi từ những dự cảm cuộc đời
– Điểm nhìn của Thúy Kiều đã tập trung về với “mặt duềnh”, nơi có con sóng dập dồi không yên nghỉ.
– Âm thanh “tiếng sóng ầm ầm” là hình ảnh ẩn dụ có tính dự báo những sóng gió, những cạm bẫy đang chờ Kiều ở phía trước; tiếng sóng còn là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với âm thanh của thiên nhiên → Tâm trạng cô đơn chuyển từ sự cảm nhận cuộc sống | bằng thị giác sang thính giác → Tiếng sóng biển hay tiếng sóng cuộc đời đổ vào số phận của Kiều.
→ Hai câu thơ khép lại đoạn trích đã làm bật lên BI KỊCH của Thúy Kiều khi cảm nhận được những bão táp của cuộc đời đang rình rập nàng.
3. Đánh giá khái quát
– Tả cảnh ngụ tình kết hợp với điệp ngữ: sự vô vọng, bất lực, thảng thốt, lo âu trong tâm hồn Thúy Kiều.
– Ấn dụ, câu hỏi tu từ cùng với các từ láy: nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau.
– Bức tranh tứ bình về tâm trạng của Thúy Kiều. Đó cũng là sự đồng cảm xót xa cho kiếp hồng nhan và là lời tố cáo xã hội của Nguyễn Du.
III. Kết bài
– Bức tranh phong phú, sinh động về tâm cảnh và ngoại cảnh
– Thể hiện được tấm lòng thương cảm, sẻ chia, xót xa với người phụ nữ tài sắc bất hạnh
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Giá trị hiện thực và nhân đạo trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” – Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích