Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công chi tiết nghệ thuật chiếc bóng. Đây là chi tiết có vai trò to lớn trong việc xây dựng cốt truyện và truyền tải nội dung tư tưởng của tác phẩm.
1/ Là chi tiết góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.
a/ Chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất qua lời nói của bé Đản về một người đàn ông khác đêm nào cũng đến – chi tiết thắt nút câu chuyện:
- Đối với Vũ Nương: chiếc bóng của chính nàng, chiếc bóng thể hiện tình cảm yêu thương của nàng dành cho đứa con trai bé bỏng. Bởi vì không muốn con thiếu vắng tình cha, hơi ấm đoàn viên của gia đình nên hằng đêm nàng trỏ bóng mình trên vách mà nói là cha của bé.
- Đối với bé Đản: một đứa trẻ ngây thơ thì đã tin chiếc bóng trên vách chính là cha của mình.
- Đối với Trương Sinh: chiếc bóng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thất tiết của vợ. Lời nói ngây thơ của con trẻ chứa đầy dữ kiện đáng ngờ đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh. Vốn tính độc đoán, gia trưởng, TS đã xử sự hồ đồ, thô bạo, đẩy VN đến cái chết.
- Chiếc bóng đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo nên kịch tính cho câu chuyện. Những hành động, lời nói của Trương Sinh giống như sự bức tử, đẩy VN đến đường cùng, phải tìm đến chết.
b/ Lần thứ hai , cái bóng xuất hiện trực tiếp trước mắt Trương Sinh – chi tiết mở nút câu chuyện:
- Sau khi vợ tự vẫn, TS ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, đứa con trỏ bóng chàng trên vách và nói là cha lại đến. Lúc này chàng mới hiểu được nỗi oan của vợ.
- Cái bóng có ý nghĩa mở nút câu chuyện, giải quyết toàn bộ mẫu thuẫn . Bao nhiêu nghi ngờ của TS và nỗi oan khuất của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ chiếc bóng.
2/ Cái bóng gợi mở nhiều ý nghĩa và thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
a/ Cái bóng đã tô đậm thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương
- Đó là tình yêu, sự gắn bó thủy chung với chồng nơi chiến trận, giúp nàng nguôi ngoai nỗi nhớ thương chồng, thể hiện tình cảm vợ chồng khăng khít như hình với bóng.
- Đó là tình yêu của nàng dành cho con trai bé bỏng, không muốn con có cảm giác thiếu vắng tình cha, thiếu vắng hơi ấm đoàn viên gia đình.
b/ Cái bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền trọng nam, khinh nữ.
Với Vũ Nương, hạnh phúc gia đình cũng chỉ mong manh, hư ảo như chiếc bóng dễ dàng tan biến.
c/ Cái bóng còn là ẩn dụ cho bóng đen trong lòng Trương Sinh, bóng đen hắc ám của xã hội phong kiến
– xã hội bất công, xã hội đó đã dung túng cho cái ác, cho cái xấu, cho thói vũ phu, gia trưởng, độc đoán, hồ đồ, thô bạo, thái độ rẻ rúng của Trương Sinh với Vũ Nương è có sức tố cáo xã hội sâu sắc.
Chi tiết chiếc bóng chính là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, thể hiện một cách sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
🔻 Xem thêm:
- Chuyện người con gái Nam Xương – Ôn tập, bài tập vận dụng
- Số phận bất hạnh của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
- Kể lại câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ