I – Mở bài
Giới thiệu chung
Tác giả
– Tên thật: Trần Đình Đắc (1926 – 2007). Bút danh Chính Hữu Là nhà thơ – chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp – Mĩ. Chính Hữu quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Đề tài sáng tác: Tập trung chủ yếu vào đề tài người lính và chiến tranh, đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương.
– Phong cách sáng tác: Hình ảnh thơ chọn lọc, hàm súc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị dồn nén cảm xúc.
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2000.
Tác phẩm
– Bài thơ sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Ba khổ thơ cuối nói về biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí cùng biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí, đồng đội
II – Thân bài
Phân tích
a. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
– Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là thấu hiểu những tâm tư thầm kín của nhau.
+ Người lính lên đường ra trận quyết tâm để lại sau lưng những gì quí giá, thân thuộc nhất
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
Hai chữ “mặc kệ” thể hiện sự quyết tâm dứt khoát ra đi nhưng đó không phải là phó mặc bởi hình ảnh quê hương, ruộng nương thiếu người chăm sóc, ngôi nhà xiêu vẹo trước gió vẫn hiển hiện đã diễn tả tình cảm thiết tha của họ với gia đình. Với người nông dân gian nhà, ruộng vườn là cơ nghiệp cả đời gìn giữ. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi, biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ: thì đó quả là sự hi sinh lớn lao.
+ Hình ảnh trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh” không chỉ gợi về quê hương, về hậu phương của người lính, ý thơ nói về quê hương nhớ người lính mà ta như thấy được nỗi nhớ của người lính dành cho quê hương, đó là nỗi nhớ hai chiều => Như vậy, đồng chí tức là sự cảm thông sâu xa cho những nỗi niềm tâm tư thầm kín của nhau.
– Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí là: cùng nhau chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Những câu thơ miêu tả hiện thực, thực tới từng chi tiết. Đó là những cơn sốt rét rừng hành hạ không thuốc thang. Đó là đói rét, chân không giày, đầu không mũ, áo một manh. Đó là sương muối tê buốt như cắt da cắt thịt. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Tác giả đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp, từng câu. Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói về mình chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi, điều đó thể hiện sự yêu thương, trân trọng giữa những người lính với nhau.
– Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp những người lính vượt qua những thử thách ấy. Họ quên mình để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm. Đó là những nụ cười: “Miệng cười buốt giá”, là “Thương nhau tay nắm ấy bàn tay”. Họ đã quên đi sự giá lạnh của bản thân mà sưởi ấm cho tâm hồn những người đồng đội. Đó là những cái nắm tay biết nói của tình yêu thương để truyền cho nhau nghị lực và sức mạnh. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên.
-> Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách
b. Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí
– Câu thơ thứ nhất đã miêu tả rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt của người lính:
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
Không gian hùng vĩ hoang vu “rừng hoang sương muối”, thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa khắc nghiệt ấy, tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong nhiệm vụ sinh tử. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc tình đồng chí càng trở nên thiêng liêng, cao đẹp.
– Câu thơ thứ hai đã khắc họa tư thế chiến đấu của những người lính:
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Những người lính sát cánh bên nhau “đứng cạnh bên nhau” có tình đồng chí, đồng đội. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu đứng cạnh nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù
– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” kết thúc bài thơ là điểm nhấn của khổ 3 cũng là điểm sáng của toàn bài. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.
+ Nghĩa thực: như Chính Hữu từng tâm sự, trong đêm phục kích chờ giặc, ông chỉ có những người bạn chiến đấu khẩu súng và vầng trăng, Trời về khuya, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng. Từ thực tế đó, ông đã viết nên hình ảnh “đầu súng mảnh trăng treo”, sau này cắt bớt chữ “mảnh” thành “đầu súng trăng treo”
+ Nghĩa biểu tượng: nhịp thơ 2/2 kết thúc bằng thanh bằng khiến ta liên tưởng 1 cái gì đó không bị buộc chặt mà chung chiêng, bát ngát, vang xa. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp của trăng và súng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho độc lập, tự do của đất nước. Trăng và súng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ là hiện thực và lãng mạn Tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của người lính, đời lính
-> Chỉ với 3 câu thơ, biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội của cuộc đời người chiến sĩ đã được kết lại
c. Liên hệ với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật”
Nét chung:
– Lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, kiên cường.
– Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ chiến đấu và chiến thắng
– Tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng chí, đồng đội, đồng cam cộng khổ trong cuộc sống và chiến đấu
Nét riêng:
– “Đồng chí” của Chính Hữu đó là những người lính xuất thân từ nông dân họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó. Vào lính họ lại phải đối mặt với những gian khổ, thiếu thốn do cách mạng ở những buổi đầu: đói, rét, bệnh tật, thiếu thốn trăm bề. Ở họ sáng bừng phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ hiền lành, chân thật, chất phác và cũng rất dũng cảm, kiên cường.
– Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, hình tượng người lính đã có sự phát triển vượt bậc về điều kiện vật chất cũng như tinh thần Họ không còn áo rách vai quần vá, chân không giày nhưng họ phải đối mặt với khó khăn khác. Đó là sự ác liệt của chiến tranh, bom đạn. Song, người cách mạng, họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của của thế hệ mình: Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước. Ở họ ta thấy toát lên tinh thần lạc quan cách mạng trẻ trung, yêu đời, dũng cảm quyết tâm. Chính họ đã tạo nên một thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng hiên ngang bất khuất.
III. Kết bài
– Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
– Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.
🔻 Xem thêm:
- Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp
- Hình ảnh người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Dàn bài chi tiết)
- Đồng chí – Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp
- Cảm nhận hình tượng con người đối diện vầng trăng trong “Ánh trăng” và “Đồng chí”
- Hướng dẫn phân tích vẻ đẹp của người lính trong khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Đồng chí
- Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng
- “Đồng chí” – bức tượng đài tráng lệ về người chiến sĩ
- Cảm nhận về bảy câu thơ đầu bài “Đồng chí”
- Cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Đồng chí”