Đề bài: Phân tích ba khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận xét sau: Vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bùng tỉnh và trở về với chính mình”.
(Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Mở bài
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Dẫn dắt trích dẫn ý kiến…. Nội dung đó được nói lên một cách rất tập trung trong ba khổ thơ cuối của bài:
“Thình lình ..
đủ cho ta giật mình
* Khái quát chung:
Ba khổ thơ như một lời tự nhắc nhở thấm thía về quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
2. Thân bài
Nội dung:
Khổ 4: tình huống con người gặp lại vầng trăng:
+ mất điện, phòng tối om → Đảo ngữ, từ láy “thình lình”, “đột ngột”: nhấn mạnh tình huống;
+ “Vội bật tung”: vội vàng đi tìm nguồn sáng;
+ Trăng “đột ngột” hiện ra: đối lập giữa sáng và tối, tạo ra bước ngoặt trong mạch cảm xúc và sự bừng tỉnh trong nhận thức: vầng trăng kia vẫn còn, “đồng, bể, rừng” kia đâu có mất, tất cả vẫn đồng hành cùng con người, chỉ có điều con người có nhận ra hay không.
Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng:
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: tư thế trực tiếp đối mặt
+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên
nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là …là …- như là …là … ”: dòng hoài niệm ùa về.
=> Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức, “rưng rưng”, nghẹn ngào.
Khổ 6:
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh”: sự tròn đầy lung linh của trăng; quá khứ tươi đẹp chẳng thể phai mờ.
+ Nhân hóa “kể chi im phăng phắc…” thái độ bao dung, nhân hậu.
=> Cái giật mình thức tỉnh trở nên đáng trân trọng bởi là sự thức tỉnh lương tâm. Giật mình là nhắc nhở bản thân phải trân trọng những gì đã qua để làm bước đệm cho hôm nay.
3. Kết bài
Dù chỉ là một phần của bài thơ nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa. Bài thơ khép lại nhưng dư ba của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận hình tượng con người đối diện vầng trăng trong “Ánh trăng” và “Đồng chí”
- Cảm nhận về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy
- Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm
- Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy viết về những suy tư của người lính sau chiến tranh.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản bài “Ánh trăng”