Site icon Lớp Văn Cô Thu

Ôn tập văn bản : Đánh nhau với cối xay gió

 1. Tóm tắt cảnh “ Đánh nhau với cối xay gió” trong tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của Xec-van-tec.

Đôn-ki-hô-tê lại dấn thân vào chinh chiến.Thầy cưỡi ngựa đi trước, trò cưỡi lừa theo sau.Chợt nhìn thấy ba bốn chục  cối xay gió giữa đồng, Đôn-ki-hô-tê cho đó là lũ khổng lồ hung tợn phảI xông ra kết liễu đời chúng.Nhất định sẽ giàu to, sau khi đánh thắng thu chiến lợi phẩm.Mặc cho giám mã Xan chô-Pan xa can ngăn, Đôn-ki-hô-tê vẫn hăng máu thúc con chiến mã Rô-xi-nan-tê xông lên.Vừa lúc ấy, gió thổi mỗi lúc một mạnh.Lão hiệp sĩ vừa hét lớn vừa xông vào bắt bọn khổng lồ đền tội! Gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất.Giám mã thúc lừa tới cứu thì thấy chủ nằm không cựa quậy sau cáI ngã như trời giáng.Sau khi hồi tỉnh, Đôn-ki-hô-tê cho rằng Pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp thư phòng và sách vở của mình, nay lại tước mất phần vinh quang chiến thắng.

Xan chô vực Đôn-ki-hô-tê ngồi lên ngựa, hai người lại tiếp tục tiến lên.Tuy buồn phiền về việc mất ngọn giáo, nhưng Đôn-ki-hô-tê  vẫn cảm kháI nhắc lại chuyện hiệp sĩ Va-gax lúc chiến đấu bị gãy gươm đã nhổ cây sồi làm vũ khí, giết được bao quân giặc Mô-rô, trở thành ‘hiệp sĩ diệt địch’ lừng danh.Đôn-ki-hô-tê cao hứng nói mình sẽ nhổ một cây sồi làm vũ khí và sẽ lập nên những chiến công mới phi thường.

Hai thầy trò nói chuyện.Thầy tuyên bố mình không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ  có bị thương cũng không được rên rỉ.Còn giám mã thì được Đôn-ki-hô-tê cho phép cứ việc rên la vì cho tới nay chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.

Đến bữa ăn, thầy bảo chưa muốn ăn  ,còn giám mã ngồi trên mình lừa ăn một cách khoáI trá, tu rượu ngon lành.Xan tro Pan xa cảm thấy cáI nghề đI tìm kiếm chuyện phiêu lưu tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vất vả!

Đêm đó, hai thầy trò ngủ dưới gốc cây.Đôn bẻ một cành khô lắp vào cán gãy làm thành một ngọn giáo.Suốt đêm thao thức chỉ nhớ tới nàng.Xan thì ngủ một giấc đến sáng, vừa mở mắt đã tu rượu chỉ lo bầu rượu đã vơI khó tìm được nơI mua rượu, còn hiệp sĩ không ăn sáng vì theo lão nói chỉ cần nghĩ đến người yêu cũng no rồi.

2. Sự tương phản của thầy trò Đôn Ki-hô -tê và Xan – chô -Phan –xa trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió cho thấy những nết tốt xấu, hay dở của từng người.Phân tích đoạn trích để làm rõ.

Dàn ý

Mở bài:

Giới thiệu tác giả Đôn-ki-hô-tê và đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.

Hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê và xan-cho-Pan-xa có nhiều nét tương phản tạo nên tiếng cười đặc sắc của tác phẩm.

Thân bài:

  1. Khái quát về văn bản

– Tóm tắt vị trí đoạn trích trong tác phẩm

– KháI quát ý nghĩa bao trùm trong đoạn trích làm nổi bật sự tương phản của hai thầy trò

2. Phân tích

a. Sự khác nhau trong nhận thức: Đôn-ki-hô-tê nhìn những chiếc cối xay gió thành ba bốn chục tên khổng lồ  và hăm hở trước thử thách để chứng tỏ lòng can đảm hiệp sĩ.Xan cho-Pan xa tỉnh táo nói rõ cho thầy nhưng không ngăn cản được ý định điên rồ của Đôn-ki-hô-tê

b. Cuộc chiến đấu với những cối xay gió: kết cục đậm tính bi hài kịch, khi ảo tưởng hiệp sỹ chuốc lấy hậu quả thảm thương.Nhưng cũng giúp ta nhận ra lòng quả cảm thực sự của chàng hiệp sĩ đối lập với tháI độ cầu an thản nhiên của giám mã.

c. Lời cảnh tỉnh của Xan chô: TháI độ chế giễu của tác giả trước lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời.Sự điên rồ qú mức của Đôn-ki-hô-tê khi không chấp nhận thất bại cũng là minh chứng cho lòng kiên trì, trung thành với lí tưởng cao đẹp

d. Sự khác biệt trong tính cách hai thầy trò: Câu chuyện trên đường đI cùng với những sự phân biệt mang màu sắc hài hước giữa hiệp sĩ và giám mã.Xan cho hiện ra là một gã nông phu tầm thường bị dục vọng chi phối, chỉ lo hưởng thụ.Còn Đôn-ki-hô-tê là hiện thân của một lí tưởng viễn vông thiếu thực tế.

3. Đánh giá, nhận xét chung

– Đánh giá ý nghĩa  của đoạn trích, rút ra những nhận xét tốt xấu, hay dở của hai nhân vật.

– Đánh giá tư tưởng của tác giả: Một mặt châm biếm ảo tưởng phi thực tế, mặt khác đối lập giữa lí tưởng nhân văn với dục vọng đậm bản năng.

Kết bài

Nêu cảm nhận về ý nghĩa đoạn trích, rút ra bài học từ sự khác biệt của hai nhân vật, hướng tới sự hoàn thiện nhận thức, hành động và tình cảm.

 

Exit mobile version