Site icon Lớp Văn Cô Thu

Ôn tập truyện “Thạch Sanh”

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm, có người hàng rượu tên Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi, nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

[…] Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh.

Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

  1. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ Thạch Sanh mang thai chàng trong trường hợp nào?

A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con.

B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.

C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai.

D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

2. Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?

A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.

B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.

C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.

D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.

3. Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?

A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.

B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.

C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.

D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.

3. Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào sau đây không mang tính tưởng tượng?

A. Thạch Sanh được sinh ra là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.

B. Người mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh, C. Khi Thạch Sanh lớn lên, các vị tiên trên trời xuống dạy võ nghệ và các phép biến hóa.

C. Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một túp lều tranh cạnh cốc đa.

4. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông là người như thế nào?

A. Là người nông dân chất phát, thật thà nhưng tốt bụng.

B. Là người ti tiện, bủn xỉn, chỉ muốn lấy của người khác,

C. Là người gian xảo, có lòng dạ nham hiểm và độc ác.

D. Là người có phép thuật và thường xuyên sử dụng phép thuật ấy để làm hại người khác.

5. Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh?

A. Một cây đàn thần.

B. Một bộ cung tên bằng vàng,

C. Một cái niêu cơm thần.

D. Một cây búa thần.

6. Lí Thông đã có âm mưu gì sau khi Thạch Sanh cứu được công chúa?

A. Cướp đoạt công sức của Thạch Sanh.

B. Lừa Thạch Sanh xuống hang sâu rồi đẩy đá lấp kín miệng hang lại không cho Thạch Sanh lên.

C. Lấy đầu con đại bàng đã bắt công chúa dâng vua để cưới nàng làm vợ.

D. Cả A và B đều đúng.

7. Trong truyện Thạch Sanh, hồn của các con vật bị Thạch Sanh tiêu diệt đã bày ra âm mưu gì để hại chàng?

A. Ăn trộm của cải của vua mang giấu ở gốc đa rồi đổ tội cho Thạch Sanh.

B. Vu khống cho Thạch Sanh tội giết người.

C. Đốt nhà của Thạch Sanh.

D. Bắt cóc con gái của vua để đổ tội cho Thạch Sanh.

8. Chi tiết nào dưới đây không phải là việc làm của Thạch Sanh trong truyện?

A. Giết chằn tinh để giải cứu cho dân chúng.

B. Giết đại bàng để giải cứu cho công chúa và con trai vua Thủy tề.

C. Giết hổ thành tinh để giải thoát cho những người bị nó bắt.

D. Đánh bại quân mười tám nước chư hầu.

9. Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.

B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.

C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.

D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

II. TỰ LUẬN

  1. Nêu đại ý và tóm tắt truyện Thạch Sanh.

– Đại ý:

Truyện Thạch Sanh kể về một chàng trai nghèo khổ, sớm bị mồ côi cha mẹ nhưng có lòng dũng cảm phi thường và sẵn sàng quên thân mình vì người khác. Tinh thân ấy đã giúp chàng vượt qua bao tai họa, cuối cùng chàng được đền đáp xứng đáng bằng việc lấy con gái nhà vua và được nhà vua nhường cho ngôi báu. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ công lí xã hội và ý nguyện về một mẫu người lí tưởng mang đầy đủ tài năng và phẩm chất của nhân dân.

– Tóm tắt:

Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Vợ chồng nông dân kia sớm qua đời để lại Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa, hằng ngày phải hái củi kiếm sống.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh không hề hay biết bụng dạ của Lí Thông nên chấp nhận. Không may cho Lí Thông là đến dịp y phải vào đền để cúng mạng cho chằn tinh. Lí Thông bèn lừa Thạch Sanh đi thay mình. Không ngờ Thạch Sanh giết được chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với chốn cũ.

Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng dấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được con vua Thủy Tề vốn bị đại bàng bắt giam từ lâu. Thạch Sanh được xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề phong thưởng rất hậu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa sinh sống.

Công chúa trở về cung nhưng chẳng nói chẳng rằng, nhà vua càng buồn thảm. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy. Tiếng đàn đến tai công chúa giúp nàng khỏi bệnh câm. Theo lời công chúa, nhà vua cho gọi Thạch Sanh. Gặp nhà vua, Thạch Sanh kể lại mọi việc. Nhà vua sai xử tử mẹ con Lí Thông nhưng Thạch Sanh tha bổng cho họ. Trên đường về, hai mẹ con độc ác bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.

Thạch Sanh trở thành phò mã. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh lại lấy đàn thần ra gảy làm cho quân giặc phải quy hàng. Thạch Sanh khao quân giặc một niêu cơm nhỏ nhưng chúng ăn không hết, chúng càng kính phục và chấp nhận rút quân về nước.

Thạch Sanh được nhà vua nhường cho ngôi báu.

2.Hãy viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của chi tiết: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa thành bọ hung.

Exit mobile version