I. Kiến thức cần nhớ về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Tên thật là Trần Đình Đắc (1926 – 2007), quê Can Lộc, Hà Tĩnh;
– Nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp; .
– Đề tài sáng tác: người linh và chiến tranh;
– Phong cách: hàm súc, trí tuệ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú, khi thiết tha trầm hùng khi lại sâu lắng tha thiết;
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000).
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ sáng tác năm 1948;
– In trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966).
b. Nhan đề
– Đồng: cùng; chí: chí hướng -> đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng;
– Là một cách xưng hô, xác nhận một mối quan hệ mới của con người Việt Nam trong thời đại mới;
– Thể hiện tư tưởng, chủ đề của bài thơ: Ca ngợi tình đồng chí, đồng đội của những người lính thời kháng chiến chống Pháp.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Cơ sở của tình đồng chí
Chung hoàn cảnh xuất thân
– Lời thơ giản dị, câu thơ sóng đôi, thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày sỏi đá” => người nông dân đến từ vùng quê nghèo gắn bó thành “đôi” chăng thể tách rời.
Chung lí tưởng, nhiệm vụ
– Hình ảnh hoán dụ, câu thơ sóng đôi, điệp từ: “súng” gợi nhắc tới nhiệm vụ của người lính trong chiến tranh, “đầu sát bên đầu” sự tương đồng về suy nghĩ, lí tưởng.
Chung khó khăn, thiếu thốn
– “Đêm rét chung chăn”: chung thiếu thốn, khó khăn, chung khắc nghiệt của thời tiết, chung hơi ấm tình đồng đội.
– “Đôi tri kỉ”: đôi bạn tâm tình, thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
Câu thơ “Đồng chí”
Hình thức:
– Câu đặc biệt (Câu thơ ngắn gọn gồm một từ và dấu chấm than).
Ý nghĩa:
– Là điểm sáng cao trào của bài thơ;
– Là một phát hiện, một khẳng định, bản lề khép lại cơ sở của tình đồng chí và mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí;
– Là tên gọi của một mối quan hệ có ý nghĩa thời đại, có ý nghĩa thiêng liêng.
2. Biểu hiện của tình đồng chí
a. Sự đồng cảm, thấu hiểu giữa những người lính
“ruộng nương, gian nhà”: thấu hiểu cảnh ngộ, mối bận tâm của nhau;
– “mặc kệ” thái độ dứt khoát -> thấu hiểu vẻ đẹp lí tưởng, ý chí những người lính sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc;
– “Giếng nước gốc da nhớ…” nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa – nỗi nhớ quê đau đáu…
– sự đồng cảm, thấu hiểu giúp người lính có thể chia sẻ với nhau những tâm tư và động viên nhau quyết thắng kẻ thù.
b. Quan tâm, săn sóc, sẻ chia những khó khăn
– Bức tranh hiện thực: “sốt run người”, “áo rách, quần vá, chân không giày”-> bút pháp tả thực, nghệ thuật liệt kê, sóng đôi thể hiện tinh thần lạc quan, tình đồng đội giúp người lính vượt lên khó khăn.
c. Động viên nhau vượt lên những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn
– “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: cử chỉ cảm động, chân thành, truyền hơi ấm, yêu thương, động viên khích lệ.
3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí
– Bức tượng đài về người lính trên cái nền thiên nhiên khắc nghiệt.
– “rừng hoang, sương muối”: lạnh lẽo, hoang vu, mờ mịt, không khí căng thẳng trước trận chiến đấu.
– Từ “chờ”: tư thế chủ động.
– Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa tả thực, biểu tượng.
-> hình ảnh thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người lính thời chống Pháp.
III. Khái quát chung
– Nội dung: Khám phá, ca ngợi một tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, đó là tình đồng đội thiêng liêng, sâu nặng. Đồng thời nêu bật lên hình ảnh chân thực, giản dị và cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.
– Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực tự nhiên nhưng cũng giàu sức gợi; lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu tự nhiên, trầm bổng thể hiện cảm xúc dồn nén chân thành.
🔻 Xem thêm:
- Đồng chí – Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp
- Cảm nhận hình tượng con người đối diện vầng trăng trong “Ánh trăng” và “Đồng chí”
- Hướng dẫn phân tích bài thơ “Đồng chí” một cách ngắn gọn
- Hướng dẫn phân tích vẻ đẹp của người lính trong khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Vẻ đẹp người lính trong bài “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng