Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
– Thưa ngài, ngài là…
– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
(Theo Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2013, trang 40)
I. Mở bài:
– Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường.
– Nêu nhận định khái quát về vấn đề: là một phẩm chất đáng quý, có tầm quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách của con người,…
II. Thân bài:
- Giải thích khái niệm:
– Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
– Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
2. Bàn luận:
a. Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống:
– Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
– Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
– Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
– Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
+Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ… Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà có thể tranh giành nhau, đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
+Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo… Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
b/ Vì sao cần phải khiêm nhường?
– Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
– Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
– Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường thường được mọi người yêu quý, nể phục.
c/ Mở rộng, phản đề:
– Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
– Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần tạo dựng và gìn giữ.
– Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
III. Kết bài:
– Khái quát, khẳng định trở lại về tầm quan trọng của việc rèn luyện đức tính khiêm nhường đối với con người.
– Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.