Site icon Lớp Văn Cô Thu

[NLXH] – Bàn về ý kiến “Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm…”

[NLXH] - Bàn về ý kiến "Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm..."

[NLXH] - Bàn về ý kiến "Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm..."

Đề: Từ truyện ngắn “Mò sâm panh” của Nam Cao, em hãy viết bài văn bàn về vấn đề tình thương được đặt ra qua câu văn: Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được.

I – Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Biểu hiện của tình yêu thương. Chỉ thương suông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được.

II – Thân bài

Phân tích:

Giải thích: Nỗ lực là quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách; luôn kiên trì, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của mình.

Phân tích, chứng minh: Sự cần thiết phải nỗ lực trong cuộc sống.

+ Nỗ lực là sức mạnh, động lực vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

+ Có sự kiên trì không bỏ cuộc, có ý chí theo đuổi đến cùng mọi ước mơ, lý tưởng và sẽ thành công trong cuộc sống.

+ Khi có sự nỗ lực, ta có niềm tin vào bản thân và cuộc sống, từ đó thay đổi hoàn thiện mình.

+ Được mọi người ngưỡng mộ, khâm phục yêu mến noi gương.

Bàn luận, mở rộng vấn đề: Phê phán những người chưa làm mà đã sợ khó khăn, gặp thất bại thì nản chí, bỏ cuộc, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không nỗ lực vươn lên.

Bài học nhận thức và hành động

III – Kết bài

Khái quát quát lại vấn đề và trình bày suy nghĩ của bản thân

Bài văn tham khảo

Nam Cao – một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng, với ngòi bút sắc sảo và văn phong đặc biệt, các tác phẩm của ông đều đem đến cho người đọc về những câu chuyện bình dị, gần gũi với đời sống nhân dân Việt Nam thuở xưa. Nam Cao thành công với thể loại truyện ngắn như: Lão Hạc, Chí Phèo, Giăng Sáng,… Và hôm nay chúng ta bắt gặp một tác phẩm của nhà văn “Mò Sâm Panh” – câu chuyện mang đến lại bài học nhân văn, ý nghĩa gợi từ vấn đề tình thương được đặt ra trong văn bản qua câu văn “Chỉ thương xuông cũng không thể gọi là thương. Cái lối thương để bụng vô ích lắm. Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được”.

Câu chuyên “Mò sâm Panh” với tình huống trớ trêu, đem lại một kết cục bi thương cho Tề – một cậu bé có lòng trắc ẩn, yêu thương, quan tâm cha mình. Cha cậu bé được gọi là bác Tư một đầu bếp của nhà phú ông, vì môi trường nước ở nơi họ ở không được sạch sẽ, vậy nên phải xây một cái bể nước và được đậy kín như nắp cống, cái mặt bể toàn xi măng cốt sắt nên rất chắc chắn. Vô tình Bác Tư vô tình làm rơi chai rượu Sâm panh của ông chủ xuống bể nước, bác không dám mò xuống tìm vì sợ làm bẩn nước song cũng không thể mặc kệ vì chai rượu cần phải được chuẩn bị vào bữa tối, thiếu đi chai rượu chắc chắn ông sẽ bị ông chủ la mắng. Thằng Tề thấy cha nó buồn tủi, lo lắng như vậy liền nghĩ cách giúp cha, tắm rửa sạch sẽ rồi xuống bể mò.

Nhưng hai cha con Bác Tề lại quên chuyện khóa cổng đến khi ông chủ trở về nhà, trong lúc lúng túng và sợ hãi Bác Tề đã ngay lập tức đậy kín thành bể, hành động lén lút ấy của Bác làm cho ông chủ sinh nghi. Ông nghĩ rằng Bác đang gian díu với người phụ nữ nào đó liền sai Bác Tề đi tìm kính cho mình rồi vào xem xét nhưng tiếc là không có ai. Việc chạy đi chạy lại ấy khiến Bác Tề lo thầm trong lòng sợ thằng Tề gặp chuyện, đến mãi muộn mới có thể mở nắp bể tìm con nhưng nhận lại chính là cái xác của Tề. Khi mà việc ở trong bể nước quá sâu, còn không thể mở nắp bể khiến thằng bé kiệt sức và chết đi.

Qua câu chuyện, ta thấy được tình yêu thương, đùm bọc của hai cha con bác Tề nhưng tình yêu thương của cả hai lại không hề giống nhau. Bác Tề thương con chỉ qua những suy nghĩ lời nói quan tâm lo lắng, còn thằng Tề thương cha mình bằng hành động, sợ cha bị làm khó, bị la mắng nên đã giúp đỡ cha nhưng tiếc rằng tình thương ấy sẽ không còn được lan tỏa ra khi chính tình thương lại là thứ chôn vùi đi những giấc mơ về tương lai, hạnh phúc. Vậy thế nào mới thực sự là tình thương để không biến nó trở thành tình thương xuông? Tình thương xuất hiện khi trái tim biết rung động, đồng cảm sẽ chia giúp đỡ những người xung quanh khi họ đang gặp khó khăn, hoạn nạn hay là sự cảm thông, san sẻ nuỗi buồn, nỗi khổ đau của người khác thay vì thương xuông, đồng cảm trong suy nghĩ, trong lòng và lời nói mà không bộc lộ ra qua hành động. Như vậy những người “Được thương” cũng sẽ không bao giờ biết mình được đón nhận tình yêu thương của người khác.

“Cái lối thương để bụng vô ích lắm” đúng vậy, như trong cuộc sống mọi người không bao giờ có thể đọc được những suy nghĩ thầm kín của chúng ta, lo cho con mèo chết đói, lo cho chú chó bị đánh nhưng đó chỉ là cái lo để bụng, lo lắng nhưng lại không giúp đỡ thì có lo bao nhiều đi chăng nữa thì mèo vẫn sẽ chết vì đói và chó chết vì bị đánh. Nếu thật sự dành tình thương yêu cho con mèo và chó thì sẽ giúp chúng thoát khỏi nghịch cảnh chứ không phải mặc nó tự trôn vùi trong hố sâu mà không tài nào xoay chuyển như cách Bác Tề làm với con trai, ông dùng tình yêu sai cách nên đã đánh mất đi người thân cuối cùng của mình để từ đó chúng ta hiểu rằng “Phải tìm cách tỏ lòng thương ra ngoài mới được”.

Nhiều người thường xuyên đem trao đi tình thương muốn nơi với tâm niệm “Trao đi yêu thương hôm nay, ngày mai sẽ nhận được yêu thương” thế nên những người như vậy thường sẽ nhận được sự quan tâm, quý trọng, yêu thương chào đón niềm nở thay vì ghen ghét, né tránh. Vậy chúng ta muốn có được yêu thương từ người khác thì phải tìm cách tỏ lòng thương của mình ra ngoài bằng cách hành động thay vì lời nói, chỉ từ những hành động giúp đỡ đơn giản bình thường nhất cũng thể hiện được tình yêu thương. Nhất là trong xã hội hiện nay, với sự xuất hiện của những nhà hảo tâm đem đến món quà giúp đỡ các em học sinh nghèo khó được đi học đầy đủ hay các bạn nhỏ mắc bệnh mà hoàn cảnh khó khăn được bước tiếp tới trân trời tương lai tưới sáng. Yêu thương không nhất thiết phải được nhận lại, trao đi yêu thương cũng sẽ giúp cho xã hội ngày càng tình cảm, phát triển, văn minh và đáng sống hơn.

Tuy nhiên trong bất kì thời đại nào cũng sẽ có những người xấu tính, ích kỉ, nhỏ nhen chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà cười nhạo, chê bai người khác khi họ đang gặp khó khăn thay vì giúp đỡ họ dù cho có ngay trong tầm khả năng của bản thân. Những người như vậy sẽ không giờ có thể nhận lại được sự quan tâm, yêu thương của mọi người, đến một lúc nào đó gặp phải tình cảnh hoạn nạn mà không có ai giúp đó thì mới thực sự biêt được tình yêu thương trao đi trân quý tới nhường nào.

Thế nên chúng ta hãy như bạn nhỏ Tề trong truyện “Mò Sâm Panh” luôn chan hòa, sẻ chia yêu thương mà không phải lòng thương xuông qua lời nói và suy nghĩ mà không phải hành động. Chỉ khi hành động tình yêu thương mới chạm được đến trái tim mọi người.

 

Exit mobile version