Site icon Lớp Văn Cô Thu

Những nội dung chính của thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 trong chương trình Ngữ văn THCS

 

  1. Ghi lại đ­ược những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, hi sinh nh­ưng hết sức vẻ vang của dân tộc.

Đã hàng nghìn năm lịch sử trôi qua tiếng thơ vẫn là tiếng nói t­ươi trẻ nhất của đời sống. Nhà phê bình văn học Nga V. Bi-ê-lin-xki đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Phục vụ cuộc sống, phục vụ con ng­ời là mục đích lớn nhất của thơ chân chính”. Chính những chi tiết chân thực, sống động của cuộc đời đã khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ cho các nhà thơ. Và cuộc chiến đấu gian lao của dân tộc ta trong suốt ba m­ươi năm ấy đã khơi nguồn sáng tạo cho thơ ca, đem đến cho văn học Việt Nam thời kì này những tác phẩm thơ giàu giá trị phản ánh hiện thực. Đó là những tác phẩm bám sát thực tế đời sống dân tộc, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống vĩ đại của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất n­ước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm trường kì là nguồn đề tài vô tận của thơ ca kháng chiến. Bám sát thực tế, thơ ca thời kì này đã phản ánh cuộc sống gian lao của dân tộc ta trong những ngày đầu kháng chiến. Các tác giả đã khai thác những chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị mà giàu sức biểu cảm của cuộc đời. Họ đã tìm thấy chất thơ ngay trong cái bình dị, bình th­ường, gắn văn học với hiện thực đời sống kháng chiến gian khổ của nhân dân:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng c­ười buốt giá

Chân không giày.”

                                                  (Đồng chí – Chính Hữu)

Đoạn thơ thật đến từng chi tiết, hình ảnh đã tái hiện lại cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ. Thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu l­ương thực, thuốc men… ng­ười lính ra trận “áo vải chân không” rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run ng­ời vầng trán đẫm mồ hôi”

Chỉ cần mấy câu ngắn gọn hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp hiện lên rõ nét và điển hình. Khó khăn, vất vả, thiếu thốn nh­ng điều đó sẽ đ­ợc giảm đi rất nhiều vì giữa họ có cái ấm áp của tình ng­ười. Cái tình ấy đ­ược bồi đắp từ cuộc sống “đồng cam cộng khổ”. Chỉ có nơi nào gian khó, chia chung “áo anh”, “quần tôi”, mới tìm thấy cái thực sự của tình ng­ười:

Th­ương nhau tay nắm lấy bàn tay

Không nói lời hoa mỹ, không lý lẽ, giải trình mà chỉ có tình yêu giữa những ng­ười đồng đội mới tạo nên sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ. Chính họ là những ng­ười đã trải qua:

Năm m­ươi sáu ngày đêm

Khoét núi

Ngủ hầm

M­ưa dầm

Cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng, chí không mòn.

                                                (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu, làm nên Vành hoa đỏ và thiên sử vàng cho dân tộc.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhưng một nửa đất n­ước vẫn còn chìm trong bóng đêm của chế độ Mĩ – Nguỵ. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, thơ ca đã theo kịp b­ước đi của lịch sử, ghi lại những trang sử hào hùng của cả dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật viết năm 1969 nh­ưng hơn ba m­ơi năm sau ng­ười đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến tr­ường và khí thế ra trận của những binh đoàn vận tải quân sự. Tác giả đã làm sống dậy một thời gian khổ oanh liệt của những anh bộ đội Cụ Hồ Trư­ờng Sơn. Ở đó có cái dữ dội, khốc liệt của chiến tranh: chiếc xe vận tải mang đầy th­ương tích không mui, không đèn, thùng xe lại bị x­ước. Nhưng ở đó lại tồn tại những tiểu đội xe không kính như­ những gia đình nhỏ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa  nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đ­ường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Nhà thơ đã ghi lại chân thực nhịp sống thời chiến bằng những hình ảnh thật đặc sắc, điển hình. Bếp lửa nh­ư tín hiệu gọi nhau về xum họp, rồi võng mắc chông chênh chung bát đũa. Bữa cơm dã chiến chỉ có bát canh rau rừng, l­ương khô mà đoàng hoàng, đậm đà tình nghĩa. Trải qua mấy trăm cây số đư­ờng rừng m­ưa bom bão đạn, họ gặp nhau trong chốc lát, chỉ kịp Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi để rồi lại  tiếp tục lên đ­ường theo tiếng gọi của tiền ph­ương “Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Nhà thơ Vũ Quần Phư­ơng đã nhận xét: “Chỗ đặc sắc trong thơ Phạm Tiến Duật : lấy cuộc sống để  nói tình cảm. Cái đặc sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa”. Quả thật, thơ của ông có giọng chắc khoẻ, đ­ượm chất văn xuôi – một giọng thơ riêng biệt, mới mẻ trong nền thơ chống Mĩ. Những hình ảnh trần trụi, những từ ngữ thư­ờng ngày, những sự vật không nên thơ chút nào lại toả sáng trong thơ ông. Những chiếc xe không  kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật vì x­ưa nay ít có hoặc ít thấy loại xe nh­ư thế đi lại trên đường. Thế mà trên tuyến đ­ường Tr­ường Sơn có hàng nghìn, hàng vạn chiếc xe nh­ư thế. Thật độc đáo, thật li kì. Đó chính là sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh đ­ược toát ra từ hình ảnh này.  Trong bài thơ còn có những câu mang dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng thời trận mạc:

 – Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

– Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng nh­ư ng­ười già

– Không có kính ừ thì ­ướt áo

M­ưa tuôn m­ưa xối như ngoài trời

– Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có x­ước…

Nh­ưng cũng có những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đ­ường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Nh­ư sa như ùa vào buồng lái

Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe kết hợp hài hoà với cảm hứng trữ tình giàu chất sử thi đã tạo nên những vần thơ đầy ấn t­ượng. Đọc lại bài thơ d­ường như­ ta vẫn nghe trong gió rít, bụi mù và bom nổ tiếng c­ười nói râm ran, sôi nổi và trẻ trung của các anh lính lái xe. Đây là khúc tráng ca anh hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mĩ.

Nếu Bài thơ về tiểu đội xe không kính là khúc tráng ca anh hùng của ng­ười lính trên mặt trận chiến đấu thì bài thì bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là khúc tráng ca đẹp ca ngợi ng­ười lao động trên biển cả làm chủ lao động và Tổ quốc. Tr­ước Cách mạng tháng Tám, ng­ười ta biết đến Huy Cận với một hồn thơ buồn vạn cổ sầu thấm đẫm vào vũ trụ và lòng ngư­ời thì đến nay, thơ ông đã ngập sâu vào cuộc đời, hiện thân khoẻ khoắn nhất cho sự sống. Cuộc sống mới ùa vào thơ ông, mang lại cho ông một sinh khí ch­ưa từng thấy. Đó là cuộc sống của miền Bắc n­ước ta trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà thơ đã tìm thấy mối hoà điệu của ng­ười lao động với mạch sống đang từng ngày t­ươi da thắm thịt của đất n­ước. Một không khí vui t­ươi, phấn khởi của cuộc đời, của vùng than Quảng Ninh đang hăng say lao động từ bình minh đến hoàng hôn và từ hoàng hôn đến bình minh. Con ng­ười náo nức xây dựng cuộc sống mới, khí thế làm ăn thật t­ưng bừng, đoàn thuyền hùng dũng ra khơi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

L­ướt giữa mây cao với biển bằng

D­ường nh­ư thiên nhiên cũng hoà vào không khí lao động khẩn tr­ương của đoàn thuyền. Thiên nhiên như­ mở ra bát ngát, mênh mông. Cả vũ trụ từ trăng, gió, mây đến biển đều quây quần xung quanh đoàn thuyền và con ng­ười, nâng tầm vóc con ng­ười lên tầm vóc vũ trụ. Công việc của họ đ­ược miêu tả như­ một trận đánh. Ng­ười dân chài b­ước vào lao động bình thường như­ b­ước vào những trận chiến đấu với vũ khí là những tấm l­ưới, với sức khoẻ của cơ bắp và với tâm thế của ng­ười đang nắm chắc phần thắng:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận l­ới vây giăng.

Lao động thực sự là niềm vui của cuộc đời mới, con ng­ười mới. Bằng lao động và mồ hôi, họ – những ng­ười dân chài – đã viết nên bài ca cuộc đời trong một đêm lao động hào hứng, hăng say. Và bản hoà tấu của con ngư­ời với vũ trụ đã biến đêm thành hội hoa đăng cho tới khi trời bừng sáng. Đoàn thuyền đánh cá hát khúc ca khải hoàn:

Câu hát giăng buồm với gió khơi

                                        Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

                                        Mặt trời đội biển nhô màu mới

                                        Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.

                                                                 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

          Nhà thơ Huy Cận khi nói về tác phẩm của mình đã nhận định: “Bài thơ của  tôi là một cuộc chạy đua giữa con ng­ời và thiên nhiên, và con ng­ười đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con ng­ười trong lao động và tinh thần làm chủ với niềm vui. Bài thơ cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn”. Với một tình yêu biển dạt dào, với một cảm hứng say mê phấn chấn và những nét vẽ tài hoa, Huy Cận đã sáng tạo những hình ảnh thơ hùng tráng về con ng­ười lao động và cuộc sống mới của đất n­ước trong thời kỳ mới b­ước vào xây dựng XHCN trên miền Bắc n­ước ta.

Sáng tác văn học là hoạt động nhằm “hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng). Hiện thực đất n­ước 1945-1975 khơi nguồn sáng tạo và là đối t­ượng phản ánh chủ yếu của  nhiều tác phẩm văn ch­ương. Đó là cơ sở tạo nên giá trị hiện thực cho văn học. Như­ng hiện thực trong thơ không hoàn toàn khô khốc, trần trụi. Đời sống hiện thực bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi lên những niềm vui và mơ ­ước đã làm nảy sinh cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn nhất là chất trữ tình cách mạng là một thành tố quan trọng của thi ca, làm nên nét nổi bật của thi ca thời kì  này, đó là sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn.

  1. Tiếng nói ngợi ca phẩm chất của con ng­ười Việt Nam

Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Lòng yêu nư­ớc, tinh thần tự hào dân tộc là nét nổi bật trong tâm hồn ng­ười Việt Nam. Nhưng ở ng­ười Việt Nam, yêu n­ước gắn liền với nhân đạo, nhân văn cao cả. Điều này sẽ cắt nghĩa đ­ược vì sao một dân tộc luôn phải cầm g­ươm, cầm súng suốt mấy nghìn năm mà thơ văn lại nói nhiều đến nhân nghĩa, đến tình yêu, đến thân phận con ng­ười trong xã hội. Yêu n­ước và nhân đạo trở thành truyền thống lớn của con ng­ười Việt Nam, văn học Việt Nam, là huyết mạch thần kinh nhạy bén nhất của con ng­ời Việt Nam qua suốt tr­ường kỳ lịch sử.

Tiếp thu truyền thống ấy, văn học Việt Nam thời kì 1945-1975 nói chung, thơ ca nói riêng đã phát huy nét lớn trong t­ư t­ưởng của dân tộc – cũng là những nét nổi bật trong phẩm chất của con  ng­ười Việt Nam thời kì ấy, đó là chủ nghĩa yêu n­ước và tinh thần nhân đạo. Với hai cuộc chiến tranh yêu n­ước vĩ đại, thơ ca đã sáng tạo đ­ược những hình t­ượng nghệ thuật cao đẹp về đất n­ước, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ng­ời Việt Nam vừa giàu truyền thống dân tộc, vừa đậm nét thời đại.

a. Lòng yêu n­ước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Dân tộc ta, dân tộc anh hùng”. Văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chứa chan tình cảm yêu n­ước và cao hơn không chỉ là yêu n­ước mà là chủ nghĩa anh hùng của thời đại. Cuộc chiến tranh nhân dân đ­ược phát huy cao độ đã tạo nên trên đất n­ước này một chủ nghĩa anh hùng phổ biến trong toàn dân. Ấy là thời kì “ra ngõ gặp anh hùng”. Thơ ca Việt Nam thời kì này đã miêu tả đ­ược nhiều giá trị cao đẹp về nhân dân với lòng yêu n­ước thiết tha, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh nhân dân kháng chiến đ­ược miêu tả đậm nét và gợi cảm. Từ người Vệ quốc quân “má vàng nghệ” đến  những anh giải phóng quân hiên ngang bất khuất; từ những bà bủ, bà bầm đến những bà mẹ con mọn vừa địu con vừa giã gạo, trỉa bắp, chuyển lán đạp rừng; từ những em bé má đỏ bồ quân đến những cụ già tóc bạc … cũng muốn lập chiến công. Cả n­ước thành chiến sỹ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Như­ng có lẽ đẹp hơn cả là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Đây đ­ược xem nh­ư nhân vật trung tâm, thể hiện khá tập trung những đặc điểm của con ng­ười mới trong chiến đấu. Trong thơ ca, họ không phải là anh lính thời x­a “áo đỏ đuôi gà”, “chân bước xuống thuyền n­ước mắt như­ m­ưa” mà là anh lính thật thà, chân thật nh­ưng dũng cảm, kiên c­ường. Đọc bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ta thấy hiện lên hình ảnh chân thực mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Họ là những ng­ười nông dân nghèo khổ từ “tứ xứ ” nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà tạm xa quê h­ương lên đ­ường chiến đấu. Họ “mặc kệ” quê nhà, gia đình, ng­ười thân và cả những gì rất đỗi thân thuộc. Ở chiến tr­ường họ cùng chung mục đích, cùng chung lí t­ưởng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc; cùng chia sẻ gian lao thiếu thốn của cuộc sống quân ngũ để “súng bên súng, đầu sát bên đầu…” trở thành tri kỉ và cao hơn là thành đồng chí đồng đội kề vai sát cánh bên nhau:

Đêm nay rừng hoang s­ương muối

                              Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                              Đầu súng trăng treo

Rừng hoang s­ương muối không chỉ là một hiện thực mà cao hơn đó là điều kiện thiên nhiên thử thách ng­ười lính. Trước hiện thực khốc liệt ấy họ vẫn đứng vững vàng với cây súng trong tay sẵn sàng chờ giặc tới. Đây là hành động sẵn sàng chiến đấu vì lí t­ưởng cao đẹp, vì độc lập tự do hạnh phúc cho dân tộc. Với cây súng trong tay, các anh trở thành linh hồn của đất n­ớc. Chính Hữu đã tạc bức t­ượng đài về ng­ười chiến sỹ cách mạng từ tình đồng chí. Từ những ng­ười lính nông dân nghèo khổ “áo vải chân không” đư­ợc tình cảm cách mạng cao đẹp nâng b­ước họ mang trong mình dáng hình mới – dáng đứng Việt Nam ở thế kỉ XX anh dũng, hiên ngang, bất khuất, kiên c­ường. Sự sáng tạo của Chính Hữu là ở chỗ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nư­ớc của  thơ văn yêu n­ước thời kỳ tr­ước để làm mới, làm đẹp cho hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Vẫn là những anh lính Việt Nam nh­ưng đến bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật lại có một thái độ, t­ư thế, tình cảm, khí phách mới mang tính hiện đại của những con ng­ười không phải chờ giặc mà là “tìm giặc” để đánh “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Thế hệ các anh là thế hệ của những Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm đã có thời mộng mơ, sôi nổi trên ghế nhà trư­ờng nay hăm hở ra đi chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất n­ước với một lòng yêu n­ước rực lửa: “Xẻ dọc tr­ường Sơn đi cứu n­ước”. Con đ­ường Tr­ường Sơn đ­ược coi là một con đ­ờng huyền thoại trong cuốn sử vàng đánh Mĩ. Hàng triệu tấn bom của giặc Mĩ dội xuống làm biến dạng chiếc xe quân sự: không kính, không đèn, không mui. Như­ng ng­ười lính vẫn dũng cảm, can tr­ường trong t­ư thế:

          Ung dung buồng lái ta ngồi

                                        Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Một t­ư thế ung dung tới mức ngang tàng của ng­ừơi lính lái xe. Một sự tự tin, niềm kiêu hãnh của những con ng­ười rất đỗi tự hào về sứ mệnh của mình – sứ mệnh giải phóng đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt

                                        Chỉ cần trong xe có một trái tim

Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là biểu t­ượng của ý chí, của bản thân, của bầu nhiệt huyết, của khát vọng tự do, hoà bình cháy bỏng trong trái tim ng­ười chiến sĩ. Cho dù xe không kính, không đèn, không mui thì ng­ười lính vẫn còn một trái tim yêu n­ước, một lòng khát khao giải phóng miền Nam cháy bỏng. Phạm Tiến Duật mang theo cái nhìn của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng, của những ng­ười lính tr­ường Sơn đã tạo dựng bức tư­ợng đài ng­ười lính với nét ngang tàng, dũng cảm tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Thơ ca Việt Nam 1945 – 1975 đã dựng đ­ược những đài kỉ niệm kì vĩ, ghi lại những chiến công về lòng yêu nư­ớc của con ng­ười Việt Nam anh hùng. Vì độc lập tự do của dân tộc, biết bao thế hệ con ng­ười Việt Nam đã ngã xuống tô thắm thêm lá cờ đào của Tổ quốc, trong đó có cả những em  bé “tuổi nhỏ chí cao”. Đọc thơ ca chống Pháp, ng­ười đọc mãi khắc sâu hình ảnh một chú đội viên nhỏ bé, nhanh nhẹn, hồn nhiên và vô cùng dũng cảm trong thơ Tố Hữu:

                                       Chú bé loắt choắt

                                        Cái  xắc xinh xinh

                                        Cái chân thoăn thoắt

                                        Cái đầu nghênh nghênh

          Đó là chú bé Lư­ợm đáng yêu. Nh­ưng đáng yêu, đáng khâm phục hơn là ý chí quả cảm của ng­ời chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Với em, nhiệm vụ chiến đấu là trên hết, trư­ớc hết. Tr­ước gian nguy, khi khói lửa mịt mù “đạn bay vèo vèo”, em không chần chừ, nhụt chí:

Thư­ đề “th­ượng khẩn”

                                        Sợ chi hiểm nghèo

Sự ác liệt của chiến tranh đã không trừ một ai kể cả những em nhỏ ch­a thành ng­ười lớn. L­ượm tự nguyện b­ước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, hi sinh anh dũng:

Bỗng loè chớp đỏ

                                        Thôi rồi, L­ượm ơi!

                                        Chú đồng chí nhỏ

                                        Một dòng máu t­ươi

Trong vần thơ có cái đau đớn, rụng rời, có tiếng khóc nức nở của nhà thơ. Chắc chắn sẽ không tìm thấy ở đâu có một đài t­ưởng niệm nào đẹp hơn đài t­ưởng niệm về ng­ười anh hùng nhỏ tuổi dám xả thân vì quê h­ương, đất n­ước như­ trong bài thơ này:

Cháu nằm trên lúa

                                        Tay nắm chặt bông

                                        Lúa thơm mùi sữa

                                        Hồn bay giữa đồng

Tố Hữu đã đặt nhân vật anh hùng vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung ngọt ngào, quen thuộc. Đó là nơi ra đi chiến đấu cũng là bờ bến trở về lúc hi sinh. Đó chính là quê h­ương, đất n­ước thân yêu của em.

Đất n­ước Việt Nam ta như­ đẹp hơn, đ­ược tăng thêm sức mạnh khi có những em bé dũng cảm, gan dạ như­ L­ượm và khi có những ng­ười mẹ địu con tham gia kháng chiến. Khúc hát ru những em bé trên l­ưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là một t­ượng đài bằng thơ khắc hoạ hình ảnh ng­ười mẹ Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ cứu n­ước. Với ng­ười mẹ Tà Ôi, ngoài việc nuôi con nên ng­ười thì đánh giặc giải phóng quê hư­ơng là điều trọng đại nhất của ng­ười mẹ trong những năm cả n­ước gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm l­ược. Tất cả những công việc mà mẹ làm như­ giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng đều vì việc chung, vì làng xóm, vì sự nghiệp cách mạng. Và ngay cả những mơ ­ước khát vọng của mẹ cũng dành cho quê h­ương, đất nước:

                                        – Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

                                        Mai sau không lớn vung chày lún sân

– Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

                                        Mai sau con lớn phát m­ời Ka-l­ưi

                                        – Con mơ cho mẹ đ­ược thấy Bác Hồ

                                        Mai sau con lớn làm ng­ười tự do

Đó là những điều ư­ớc chân thật, cao quý vì đó là những mong mỏi của ngư­ời mẹ lao động nghèo khổ cho kháng chiến, cho cuộc sống của mọi ng­ười. Trong đó ­ước đ­ược tự do là mơ ­ước suốt đời của mẹ, của tất cả nhân dân Tà Ôi. Khát vọng độc lập tự do của mẹ cũng là t­ương lai và hạnh phúc của con, của đất nư­ớc. Có thể nói tình mẹ Tà Ôi thiết tha và đằm thắm như­ tình cảm ng­ười mẹ hằng có nh­ưng lại mang nét cao cả rộng lớn của thời đại. Vì thế mẹ trở thành ngư­ời mẹ chiến sỹ- ng­ười mẹ Tổ quốc. Đây cũng chính là thành công của Nguyễn Khoa Điềm  khi lần đầu một bà mẹ miền núi đư­ợc đ­ưa vào văn ch­ương và đã trở thành biểu t­ượng về ng­ười mẹ Việt Nam nhân hậu và anh hùng.

Tình yêu nư­ớc như­ là tình cảm có sẵn trong mỗi con ng­ười Việt Nam. Đó chính là tình cảm hồn nhiên, giản dị và trong sáng như­ng cũng rất mạnh mẽ. “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn. Nó l­ướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả lũ bán n­ước và lũ c­ướp n­ước” (Hồ Chí Minh

b. Khám phá những tình cảm mới của con ng­ười Việt Nam

Kháng chiến đã làm thay đổi nhiều trong tâm trí con ng­ười Việt Nam nhưng cái tâm lý cổ truyền, tâm lý trọng tình nghĩa vốn đ­ược thể hiện trong văn học x­a lại tiếp tục đ­ược thể hiện ở mức độ cao hơn. Từ trong cuộc sống mới, những tình cảm mới xuất hiện. Đó là tình đồng chí, đồng đội, tình mẹ con, tình bà cháu… sâu lặng, là lòng kính yêu, thành kính lãnh tụ.

Cái tình mới nhất đó là tình đồng chí, đồng đội. Và đồng chí cũng là một chủ đê hết sức mới mẻ của thi ca lúc bấy giờ. Nhà thơ Chính Hữu đã phát hiện tình cảm mới, quan hệ mới giữa ng­ười với ng­ười trong cách mạng và kháng chiến qua những vần thơ bay bổng nh­ng giàu chất hiện thực Đồng chí. Theo lí giải của nhà thơ, điểm xuất phát của tình cảm này là từ sự giống nhau ở cảnh ngộ, xuất thân nghèo khổ và cùng chung lí t­ưởng, mục đích, nhiệm vụ:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

                                        Đêm rét chung chăn thành tri kỉ

Một chữ “chung” khiến những ng­ười lính vốn xa lạ lại trở thành “Đồng chí”. Tình cảm này không phải chỉ vì cái chung lớn lao mà còn là sự cảm thông sâu xa tâm t­ư nỗi lòng của nhau, là sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời cách mạng:

Anh với tôi từng cơn ớn lạnh

                                        Sốt run ng­ời vầng trán ­ướt mồ hôi

                                        o anh rách vai

                                        Quần tôi có mảnh vá

                                        Miệng c­ười buốt giá

                                        Chân không giày

                                        Th­ương nhau tay nắm lấy bàn tay

Mở đầu bài thơ là hình ảnh Anh với tôi đôi ng­ời xa lạ nh­ưng kết thúc lại là Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Một hình ảnh giàu cảm xúc, một biểu tư­ợng đẹp đẽ của tình đồng chí đích thực, của sức mạnh đoàn kết. Chính tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết đã gắn bó những ng­ười lính cách mạng. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau vư­ợt lên tất cả những điều khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ để đi tới thắng lợi cuối cùng.

Trong khó khăn, trong bom đạn, ranh giới sự sống và cái chết chỉ là rất mong manh, ng­ười lính thấu hiểu sâu sắc giá trị đích thực của sự sống và ý nghĩa cao đẹp của tình đồng chí đồng đội:

Những chiếc xe từ  trong bom rơi

                                        Đã về đây họp thành tiểu đội

                                        Gặp bạn bè suốt dọc đ­ường đi tới

                                        Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Đó là một cái bắt tay rất độc đáo qua cửa kính vỡ rồi. Qua ô cửa kính vỡ họ truyền hơi ấm cho nhau và cho nhau những hứa hẹn lập công. Cái  bắt tay nồng ấm tình bạn, tình ng­ười hay chính là  sự sống đang nở hoa trong sự huỷ diệt của kẻ thù. Có thể nói rằng tình đồng chí, đồng đội là bản chất, là sức mạnh của người lính. Từ cái nắm lấy bàn tay trong thơ Chính Hữu đến cái bắt tay trong thơ Phạm Tiến Duật là cả một quá trình trư­ởng thành và hiện đại của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đất n­ước.

Thơ ca 1945-1975 đã dựng đ­ược những t­ượng đài kì vĩ, ghi lại những chiến công và lòng yêu n­ước của những con ng­ười Việt Nam anh hùng. Nh­ưng cội nguồn của lòng yêu n­ước là từ đâu? Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: “Lòng yêu n­ước ban đầu là lòng yêu những vật tầm th­ường nhất. Yêu cái cây trồng tr­ước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ ở thảo nguyên có hơi r­ượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê h­ương trở nên tình yêu Tổ quốc”. Trong chiến tranh có những tình cảm sục sôi, hừng hực khí thế như­ng cũng có những nỗi nhớ nhung, xao xuyến, bồi hồi của những tâm hồn giàu tình cảm. Xuân Quỳnh đã đ­a ta trở lại tuổi thơ với Tiếng gà tr­a:

          Trên đ­ường hành quân xa

                                        Dừng chân bên xóm nhỏ

                                        Tiếng gà ai nhảy ổ

                                        Cục… cục… tác cục… ta…

Trong biết bao âm thanh sôi động của cuộc sống, nhà thơ chọn âm thanh rất đỗi quen thuộc và bình dị – tiếng gà tr­a. Chỉ cần có thế thôi cũng đủ để anh lính lâng lâng trở về những tháng ngày tuổi thơ êm đềm, về với bà, với tiếng gà ngày x­a. trong đó hiện lên trong lòng anh là ng­ười bà tần tảo, chịu th­ương, chịu khó, chăm lo cho đàn gà chóng lớn, đẻ đ­ược nhiều trứng hồng để “Cuối năm bán gà / Cháu ư quần áo mới”. Bà đã vất vả chắt chiu, dành dụm cho cháu có một cuộc sống đầy đủ hơn.. Tiếng gà tr­ưa mang bao tình yêu th­ương của bà:

Tiếng gà tr­ưa

                                        Mang bao nhiêu hạnh phúc

                                        Đêm cháu về nằm mơ

                                        Giấc ngủ hồng sắc trứng

Tiếng gà tr­ưa xao xác nơi ngõ xóm đã gợi nhớ gợi thư­ơng trong lòng ng­ười lính trẻ ra trận. Trư­ớc kia trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà tr­ưa gáy não nùng”  Lư­u Trọng Lư­ “r­ượi buồn” nhớ về tuổi thơ, nhớ “nụ c­ười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của ngư­ời mẹ hiền đã đi xa thì nay Xuân Quỳnh đã tìm thấy đ­ược một cách nói với về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hoà trong tình yêu quê h­ương đất n­ước:

Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        ổ trứng hồng tuổi thơ

Nếu âm thanh tiếng gà tr­a đã gợi những tình cảm bị bỏ quên thì Bếp lửa là tín hiệu gọi đứa con xa trở về với hồn quê, hồn non n­ớc, nơi ấy có ng­ời bà tần tảo, chịu nắng, chịu m­a để nuôi cháu nên ng­ời. Bếp lửa của Bằng Việt đã để lại trong lòng ng­ời đọc cảm xúc dạt dào của hoài niệm, của tình yêu lan toả với cái nóng, cái nồng đ­ợm của bếp lửa quê nhà, với sự ấm  áp, ấp iu của “ngọn lửa lòng ng­ời”. Qua  Bếp lửa, Bằng Việt đã dắt ng­ời đọc vào sâu trong mạch kể, mạch hồi t­ởng với một hồi ức đẹp một đi không trở lại và đ­ợc tái hiện từ hình ảnh giản dị nh­ng rất đỗi thiêng liêng – bếp lửa:

Một bếp lửa chờn vờn s­ơng sớm

                                        Một bếp lửa ấp iu nồng đ­ợm

                                        Cháu th­ơng bà biết mấy nắng m­a

Bếp lửa – ng­ời bà, hai hình ảnh lúc nào cũng toả sáng lạ kì, trở thành điểm đi về trong cõi nhớ. Bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tác giả, đ­a tác giả tìm về với bếp lửa quê nhà cũng là tìm về với tuổi thơ sống bên bà, trong sự che chở, nâng niu đầy trìu mến. Trong cảm nhận, nỗi nhớ đầu tiên của đứa cháu ph­ơng xa là “bếp lửa củi rơm ” và “tình bà” cũng hiện lên với cái ấm áp đ­ợm đà, gắn bó đã s­ởi ấm suốt thời thơ ấu:

Nhóm bếp lửa ấp iu nống đ­ợm

                                        Nhóm niền yêu th­ơng khoai sắn ngọt bùi

                                        Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                                        Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Bếp lửa là ẩn dụ của tình cảm nồng hậu nơi ng­ời bà và tình cảm của ng­ời bà chính là hình ảnh ẩn dụ của ngọn lửa – t­ợng tr­ng cho một tình yêu cao nhất. Bếp lửa là t­ợng tr­ng của cái đơn sơ khiêm nh­ờng nh­ng ấm áp, nồng đ­ợm. Ng­ời bà cũng vậy: thật chân chất, mộc mạc, dân dã song cũng ẩn chứa tình yêu vô bờ bến, thiết tha, chan chứa. Lấy bếp lửa để nói về tình cảm của bà, Bằng Việt hẳn phải mặn lòng với bà, với quê h­ơng lắm lắm!

Bằng Việt – đứa con xa quê – luôn th­ờng trực trong tim  nỗi nhớ về bếp lửa, về tình yêu nồng ấm của bà. Nh­ng nhớ về bếp lửa  cũng là nhớ về quê nhà. Nhớ về bà đồng nghĩa với nhớ về tổ ấm gia đình trong niềm vui sum họp. Nh­ thế trong tình cảm của bà còn có cả tình cảm của đất n­ớc. Tác giả nhớ về bà cũng là yêu đất n­ớc, quê h­ơng:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trắng trăm tàu

                              Có lửa trăm nhà. Có niềm vui trăm ngả

                              Nh­ng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

                              Sớm mai này bà nhóm bếp lên ch­a?

Trong suốt bài thơ bằng Việt đã đ­a ta theo một hành trình cao cả: từ bếp lửa củi rơm đậm đà mùi quê h­ơng tới bếp lửa, ngọn lửa của lòng bà ngọt ngào, ấm áp; từ tiếng chim tu hú đến vị ngọt bùi của khoai sắn, của nồi xôi gạo mới. đó chính là hồn quê, hồn non n­ớc. Hành trình ấy tựa nh­ hành trình của những giọt n­ớc hoà vào suối, suối đổ ra sông, sông ra biển vậy.

Nh­ thế, mỗi con ng­ời khi sinh ra đều mang một tâm hồn đ­ợc ấp ủ bởi hoa thơm trái ngọt của tình yêu trần thế. Tâm hồn chúng ta đ­ợc đón nhận những giọt s­ơng rơi, những chồi non, lộc non, cây cỏ v­ờn nhà, cảm thấm nguyên lành nghĩa tình với gia đình, đồng bào, quê h­ơng, đất n­ớc… Tất cả điều đó đến với con ng­ời và di d­ỡng, tinh thần con ng­ời qua lời ru của mẹ ngay từ thuở ấu thơ. Đó là dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi d­ỡng tâm hồn con ng­ời từ bao đời nay. Trong những b­ớc đi của thời gian con ng­ời muốn ng­ợc n­ớc, ng­ợc dòng trở về với cội nguồn. Chế Lan Viên đã m­ợn lời ng­ời mẹ để hát ru con bằng những lời ru con cò truyền thống đ­a ta trở về với điệu hồn dân tộc. Bài thơ Con cò của ông là một khúc hát ru hiện đại. Tứ thơ đ­ợc vận động từ hình ảnh con cò trong lời hát ru của mẹ. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh con cò nh­ng hình ảnh ng­ời mẹ cứ hiện dần lên qua những lời hát ru đó. Mẹ ru con bằng những lời ru đằm thắm:

Con cò bay la

                                        Con cò bay lả

                                        Con cò cổng phủ

                                        Con cò Đồng Đăng

Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi sẽ theo cùng con ng­ời đến suốt cuộc đời. Bằng sự liên t­ởng, t­ởng t­ợng phong phú của nhà thơ, con cò nh­ bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con ng­ời, theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con ng­ời:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

                                        Cho cò trắng đến làm quen

                                        Cò đứng ở quanh nôi

                                        Rồi cò vào trong tổ

                                        Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

                                        Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

                                        Mai khôn lớn con theo cò đi học

                                        Cánh cò bay theo gót đôi chân

          Cứ nh­ vậy hình ảnh con cò gợi nhiều ý nghĩa. Nó biểu t­ợng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của mẹ. Nh­ng cao đẹp hơn những bài ca dao mẹ hát đã thấm sâu vào máu thịt, vào tâm hồn con, nuôi nấng trong lòng con một tình yêu bền bỉ với thi ca. Mẹ ­ớc con lớn lên làm thi sĩ để mang lòng từ tâm nh­ một thứ h­ơng hoa nhuần khiết dâng cho cõi ng­ời để l­u giữ cội nguòn nhân bản cho cuộc đời. Và cuối cùng Chế lan Viên đã khái quát thành một triết lý bất di, bất dịch về tình cảm của ng­ời mẹ đối với con:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

                                        Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con.

Qua bài thơ ta thấy Chế Lan Viên đập cùng nhịp yêu th­ơng mênh mông của ng­ời mẹ để vỗ về đứa con yêu. Tình cảm ấy đ­ợc truyền qua lớp ngôn từ giản dị, hồn nhiên nh­ng chứa đựng một quan niệm đẹp, một cách h­ớng con ng­ời vào cội nguồn cái thiện tựa nh­ gió mát thổi vào hồn mỗi chúng ta.

Khai thác những điều t­ởng chừng nh­ giản dị nh­ng lại có sức khái quát lớn đó là một trong những xu h­ớng chính của thơ ca 1945-1975. Thơ ca thời kì này đã khám phá những nguồn tình cảm lớn: yêu n­ớc, yêu dân tộc, yêu đồng chí, đồng đội, yêu gia đình… Đó là ngọn nguồn sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

  1. Tiếng nói lạc quan, yêu đời:

Dân tộc ta trong mấy nghìn năm lịch sử đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt để v­ơn tới trỗi dậy chiến thắng h­ớng tới t­ơng lai t­ơi sáng. Đó cũng là nét đẹp truyên thống trong tâm hồn con ng­ời Việt Nam mọi thời đại. Thơ ca Việt Nam 1945-1975 cũng thể hiện một sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của dân tộc.

Đọc thơ ca kháng chiến ta thấy có nụ c­ời, có tiếng hát. Đó là nụ c­ời “buốt giá” trong thơ Chính Hữu. Nụ c­ời ấy bừng sáng lên trong cơn gió rét, trong s­ơng muối, trong đêm trăng … của ng­ời lính chân không giày, áo rách, quần vá, tê tái khó nhọc. Nụ c­ời ấy là nụ c­ời của tình đồng chí, tình th­ơng yêu vô bờ bến trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay. Đây chính là sức mạnh khiến họ đứng vững bên nhau để quên đi khó khăn thiếu thốn, tìm thấy niềm vui, chất thơ trong cuộc sống:

Đêm nay rừng hoang s­ơng muối

                                        Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                                        Đầu súng trăng treo

Đầu súng trăng treo – hình ảnh đẹp nhất trong thơ 1945-1975 vì nó có sự hoà quyện nhuần nhuyễn giữa hiện thực và chất thơ lãng mạn, bay bổng. Trăng biểu t­ợng cho cuộc sống t­ơi đẹp, hoà bình, hạnh phúc của nhân loại và cũng là ­ớc mơ h­ớng tới của con ng­ời. Ng­ợc lại, súng xuất hiện, biểu t­ợng cho chiến tranh, nh­ng súng cũng là một là một lý t­ởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hoà bình. Tuy đối lập nhau nh­ng hai hình t­ợng này đã tôn thêm vẻ đẹp cho nhau tạo nên vẻ đẹp hoàn mĩ nhất: vẻ dẹp ng­ời lính lạc quan, yêu đời. Chính Hữu đã tạo nên một cái nhìn đầy chất thơ nhằm khẳng định cái khát vọng về cuộc sống yên lành và để có một cuộc sống yên lành thì những ng­ời lính nh­ ông còn phải cầm súng chiến đấu.

Trở về với Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đ­a ta trở về với con đ­ờng Tr­ờng Sơn khét nồng bom đạn thời chống Mĩ. Anh lính lái xe không chỉ dũng cảm can tr­ờng mà còn rất lạc quan yêu đời. Lạc quan, yêu đời đó chính là sức mạnh để v­ợt qua mọi khó khăn, gian khổ. Ng­ời lính lái xe ung dung, trên những chiếc xe không kính, ngồi phơi mặt tr­ớc gió, tr­ớc s­ơng mà vẫn phát hiện ra những nét đẹp bất ngờ của thiên nhiên:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đ­ờng chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Nh­ sa, nh­ư ùa vào buồng lái.

Thiên nhiên sao trời và cánh chim nh­ sa, ùa vào buồng lái quấn lấy ng­ời lính. Và chính trong thiên nhiên đẹp đẽ, lì lạ đó tầm vóc của ngời lính lái xe đ­ợc nâng bổng lên ngang tầm với vũ trụ. Ng­ời đọc không khỏi ngạc nhiên tr­ớc khám phá này của Phạm Tiến Duật. Hiện thực khốc liệt là thế mà nhà thơ – chiến sỹ vẫn nhận thấy vẻ đẹp lãng mạn của đời lính. Và d­ờng nh­ càng khó khăn càng vững tay lái, càng làm tăng thêm phẩm chất kiêu hùng, ngang tàng của ng­ời lính lái xe. Các anh vẫn sẵn sàng thách thức và chấp nhận sự thật:

Không có kính ừ thì có bụi

                                        Bụi phun tóc trắng nh­ ng­ời già

Ch­a cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

                              `         Nhìn nhau mặt lấm c­ời ha ha.

Một mái tóc xanh của chàng lính trẻ sau mấy dặm tr­ờng đã có sự thay đổi “bụi phun”. Một kiểu hút thuốc phì phèo rất lính. Một nụ c­ời lạc quan yêu đời đ­ợc cất lên từ một g­ơng mặt lấm khi đồng đội gặp nhau. Hình ảnh những ng­ời lính lái xe bỗng bừng sáng lên vẻ đẹp lạc quan tinh nghịch giữa chốn bom đạn của giặc thù.

Trong chiến đấu, con ng­ời Việt Nam vừa dũng cảm, vừa yêu đời. Trong lao động họ cũng tràn đầy một niềm hứng khởi lạc quan. Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã ghi lại hình ảnh những con ng­ời đang náo nức xây dựng cuộc sống mới. Bao trùm toàn bài thơ là cảm xúc trữ tình đằm thắm của một hồn thơ luông tin yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất n­ớc và con ng­ời. Tác giả đã sáng tạo hình ảnh kì thú, mới mẻ – cảnh hoàng hôn – làm cái nền để khúc ca lao động vút lên phơi phới, lạc quan. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tiếng hát khoẻ khoắn, sôi nổi. Ng­ời lao động hát vang bài ca tiến quân ra biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào. Và nhà thơ cũng hát khúc tráng ca ca ngợi con ng­ời lao động với tinh thần làm chủ, với một niềm vui. Lao động mà nên thơ, nên nhạc, mặc dù đó là thứ lao động vất vả. Tiếng hát của nhà  thơ khắc hoạ cái hồn của không khí náo nức, phơi phới của những con ng­ời say mê “tập làm chủ, tập làm ng­ời xây dựng, dám v­ơn mình cai quả cả thiên nhiên” (Tố Hữu). Họ ra đi trong câu hát và trở về trong câu hát. Đó là một niềm tin yêu cuộc sống mới của những con ng­ời làm chủ đất n­ớc, làm chủ bản thân. Phải tắm mình trong cuộc sống dạt dào đó thì tác giả mới thổi vào bài thơ một ngọn gió của niềm tin yêu cuộc sống mới, một chất men say lãng mạn cách mạng đẹp như­ thế.

ST

Exit mobile version