Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Ngữ văn 9] Tóm tắt kiến thức cơ bản bài “Ánh trăng”

ÁNH TRĂNG

I/ TÌM HIỂU CHUNG

1/ Tác giả: Nguyễn Duy

Phong cách sáng tác: Có sự thống nhất của nhiều yếu tố đối lập: mộc mạc, dần dà mà tinh tế, sâu sắc; ngang tàng, tếu táo mà thiết tha sâu lắng, nhân tình; tự nhiên ngẫu hứng mà trau truốt công phu.

2/ Tác phẩm

a/ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

b/ Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ ”Ánh trăng”

c/ Thể loại: Thơ 5 chữ

d/ Chủ đề:

Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người với quá khứ gian lao và tình nghĩa.

e/ Ý nghĩa nhan đề (Vì sao tác giả không đặt tên cho bài thơ là ”Vầng trăng” mà lại là ”Ánh trăng”?)

– Vầng trăng là hình ảnh cụ thể có hình khối rõ ràng.

– Ánh trăng: là phần ánh sáng thuần khiết, đẹp đẽ, trong trẻo nhất của vầng trăng.

– Ánh trắng soi chiếu vào góc khuất đáy sâu tâm hồn để con người tự nhận thức bản thân, ”giật mình” thức tỉnh, từ đó hoàn thiện nhân cách.

– Dưới ánh sáng của trăng, thiên nhiên trở nên tươi đẹp và thơ mộng; tâm hồn con người cũng được thanh lọc trở nên hoàn hảo hơn.

=> Vì vậy đặt tên là ”Ánh trăng” mới thể hiện rõ chủ đề của bài thơ: gợi nhắc người đọc thái độ sống ”Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

g/ Bố cục: Ba phần

– Phần một: 2 khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ.

– Phần hai: 2 khô tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.

– Phần ba: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.

h/ Mạch cảm xúc

Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng được bộc lộ theo mạch tự sự. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái ”giật mình” cuối bài thơ.

 II/ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1/ Vầng trăng trong quá khứ (2 khổ đầu)

Trong hai khổ thơ đầu, tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:

”Hồi nhỏ sống với rừng 

với sông rồi với bể 

hồi chiến tranh ở rừng 

vầng trăng thành tri kỉ

 

Trần trụi với thiên nhiên 

hồn nhiên như cây cỏ 

ngỡ không bao giờ quên 

cái vầng trăng tình nghĩa”

– Những câu thơ ngắn với giọng tâm tình, thủ thỉ ”hồi nhỏ, hồi chiến tranh” cộng với biện pháp tu từ liệt kê ”đồng, sông, bể” đã gợi lại một tui thơ sống gắn bó, gần gũi với thiên nhiên.

– Điệp từ ”với” được lặp lại ba lần để nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết giữa con người và thiên nhiên.

– Hình ảnh ”hồi chiến tranh ở rừng”:

– Nghệ thuật nhân hóa ”vầng trăng thành tri kỉ”:

(Mở rộng kết hợp nội dung trong bài ”Đồng chí”: Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi ”Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê …)

– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ ”trần trụi với thiên nhiên”, ”hồn nhiên như cây cỏ:

=> Trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa tình nghĩa. Bởi sự gắn bó tình nghĩa ấy, nhân vật trữ tình đã tự tâm niệm ”ngỡ không bao giờ quên”.

– Trong mạch hồi tưởng đều đặn, từ ”ngỡ” ở đầu câu thơ như báo trước một tình huống, một sự biến chuyển bất ngờ trong câu chuyện giữa con người và vầng trăng. Vì ngỡ là nghĩ như vậy nhưng không phải vậy.

Trong quá khứ, dẫu hoàn cảnh đầy những khó khăn, khắc nghiệt, trăng vẫn đồng hành trên mỗi bước đường và trở thành người bạn tri kỉ để chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, vầng trăng đã trở thành biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình thủy chung.

  1. Vầng trăng trong hiện tại (2 khổ tiếp)

– Song, trước sự xoay vần của thời gian, sự biến đổi của hoàn cảnh đã khiến cho mọi thứ trở nên thay đổi:

”Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”

– Tác giả đã tạo ra sự đối lập trong hoàn cảnh sống của con người giữa hiện tại và quá khứ: Đất nước hòa bình, từ những nhà tranh, vách nứa chốn rừng sâu, nước độc, nay trở về trong những tòa nhà khang trang, hiện đại của thành phố.

– ”ánh điện cửa gương” là cách nói hoán dụ để tô đậm cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.

–  Hình ảnh nhân hóa, so sánh ”vầng trảng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường”:

=> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

– Tác giả đã đặt con người vào một tình huống bất ngờ:

”Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om

vội bật tung cửa sổ 

đột ngột vầng trăng tròn”

– Bốn câu thơ với hai từ láy ”thình lình, đột ngột” được đảo trật tự, tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường:

Hành động ”vội bật tung cửa sổ”, tìm nguồn sáng là hành động bản năng, là phản xạ tự nhiên – khi căn phòng tối om, ngột ngạt.

Vầng trăng ”đột ngột” xuất hiện:

=> Gặp lại người bạn – vầng trăng xưa giữa cuộc sống hối hả hôm nay, tâm hồn con người được đánh thức, trỗi dậy bao cảm xúc.

 Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt trong mạch cảm xúc, góp phần bộc lộ tư tưởng và mở ra những suy ngẫm của nhà thơ.

  1. Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình (2 khổ cuối)

Từ tình huống bất ngờ, đã mở ra những dòng cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình:

”Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng”

– Với tư thế ”ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng

Từ ”mặt” ở cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho ý thơ:

– Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc, phút chốc ấy đã khiến cho cảm xúc dâng trào ”có cái gì rưng rưng”

– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng – biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư:

”như là đồng là bể

như là sông là rừng”

Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm và triết lí sâu sắc của nhà thơ:

”Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc 

đủ cho ta giật mình”

– Hình ảnh ”trăng cứ tròn vành vạnh”:

– Nghệ thuật nhân hóa ”ánh trăng im phăng phắc” gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc song cũng đầy bao dung độ lượng. Sự im lặng ấy khiến cho nhân vật trữ tình ”giật mình” thức tỉnh.

– Sự im lặng của trăng khiến nhà thơ ”giật mình” thức tỉnh. Đó là cái ”giật mình” của lương tâm đáng trân trọng.

 Bài thơ ”Ánh trăng”, mà đặc biệt là ở khổ cuối đã dồn nén biết bao tâm sự, suy ngẫm, triết lí sâu sắc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ”uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Với giọng điệu tâm tình, ”Ánh trăng” như là một lời tâm sự của tác giả về những năm tháng gian khổ đã đi qua với những tình cảm bình dị và hiền hậu. Đồng thời, bài thơ còn gửi gắm đến chúng ta về một thái độ sống tích cực: ”uống nước nhớ nguồn”.

  1. Nghệ thuật

– Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, kết hợp với yếu tố trữ tình, tự sự khiến bài thơ như một lời tự bạch chân thành, sâu sắc.

– Hình ảnh giàu tính biểu cảm và biểu tượng.

🔻 Xem thêm:

 

Exit mobile version