Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Ngữ văn 8] Tìm hiểu bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

ÔN TẬP BÀI THƠ “ÔNG ĐỒ”

I/ Tác giả – tác phẩm

1/ Tác giả Vũ Đình Liên

2/ Tác phẩm

+ Hai khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý

+ Hai khổ sau: Hình ảnh ông đồ thời thất thế

+ Khổ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ.

II/ PHÂN TÍCH

1/ Hình ảnh ông đồ thời đắc ý

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

a/ Sự xuất hiện của ông đồ

b/ Tài năng của ông đồ

– “Bao nhiêu” là số từ chỉ số lượng có tính chất phiếm định, gợi hình ảnh người thuê viết đến rất đông, rất nhiều và ông rất đắt hàng.

– Tài năng của ông đồ được khắc họa qua các nét đặc sắc nghệ thuật: hoán dụhoa tay” ( ông đồ rất tài hoa, viết câu đối rất đẹp), so sánh (những nét chữ như phượng múa, rồng bay) và cả thành ngữ (phượng múa rồng bay). Những nét chữ rất đẹp, bay bướm, uốn lượn , vừa phong khoáng, bay bổng, vừa oai phong, sống động, có hồn.

2/ Hình ảnh ông đồ thời thất thế

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

– Chữ “nhưng” mở đầu khổ thơ đã tạo nên sự tương phản giữa xưa và nay:

+ Xưa: Bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài năng của ông đồ. Ông đồ là nhân vật trung tâm của bức tranh xuân.

+ Nay: Mỗi năm mỗi vắng, ông đồ xuất hiện trong cảnh tượng vắng vẻ, thưa dần. Ông đã bị gạt ra bên lề của cuộc sống.

– Nỗi buồn của lòng người đã thấm sang cảnh vật. Biện pháp nhân hóa khiến cho giấy, mực cũng như mang nặng nỗi niềm của con người. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy, chẳng được đụng đến bỗng trở nên bẽ bàng, vô duyên; nghiên mực chẳng được bút lông chấm vào nên đọng lại trong nỗi sầu tủi, đáng thương.

– Ông đồ vẫn ngồi đấy, vẫn không thay đổi, vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với đời nhưng mọi người đã thay đổi, đã phủ nhận ông, không còn ai hay, ai biết đến ông. Ông trở nên xa lạ, lẻ loi, lạc lõng giữa dòng đời.

– Nhà thơ đã dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh:

+ Lá vàng là hình ảnh ẩn dụ cho sự tàn tạ, buồn bã, rơi rụng. Lá vàng lại rơi trên những tờ giấy viết câu đối của ông đồ phải chăng chính là dấu hiệu báo trước cho sự tàn lụi của cả một thời Nho học huy hoàng.

+ Mưa bụi: mưa nhỏ, nhẹ, bay lất phất của mùa xuân nhưng sao nay nghe rả rích, dầm dề, gợi sự lạnh lẽo, ảm đạm, thê lương như xóa nhòa đi hình ảnh ông đồ.

=>Ông đồ bị bỏ rơi, bị quên lãng theo thời gian.

3/ Tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

– Hoa đào lại nở, tết lại đến, xuân lại về, thiên nhiên đất trời vẫn tuần hoàn nhưng ông đồ thì không còn nữa. Hình ảnh thơ đã gợi lên niềm xót xa, thương cảm cho một lớp người thất thế.

– Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới “những người muôn năm cũ” và tự vấn. Câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?” tiềm ẩn sự ngậm ngùi, day dứt. Đó là niềm trắc ẩn, xót thương cho nhưng người như ông đồ đã bị thời thế khước từ.

III/ TỔNG KẾT – Ghi nhớ sgk.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version