I – Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận:sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người.
II – Thân bài:
– Giải thích vấn đề: Tính kỷ luật chính là luôn tuân thủ theo những chuẩn mực, nguyên tắc, quy tắc chung, không để cho cảm xúc, sự buông thả và sự lười biếng làm ảnh hưởng.
– Biểu hiện của người có tính kỷ luật:
+ Luôn tuân theo kỉ cương, nguyên tắc mà cộng đồng, xã hội đề ra.
+ Ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật chứ không chọn con đường cẩu thả, sai trái…
– Tại sao tính kỷ luật là cần thiết trong cuộc sống?
+ Là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu.
+ Giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
+ Có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác.
+ Người có tính kỷ luật luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều thành công.
– Dẫn chứng: Bác Hồ là một tấm gương sáng về tinh thần kỉ luật. Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thêm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
– Phản đề: Một số người sống buông thả, không tuân theo kỷ luật, quy tắc gây ra những tệ nạn, tiêu cực => cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Một số người lại sống quá quy tắc mà trở nên cứng nhắc => cần nhận định đúng đắn về tính kỷ luật.
III – Kết bài:
– Khẳng định vấn đề/ Liên hệ bản thân: Kỷ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta và nó vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
Đoạn văn tham khảo 1
Trong cuộc sống, con người luôn phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình. Một trong những đức tính tốt đẹp chúng ta được rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chính là tôn trọng kỉ luật. Tôn trọng kỉ luật là làm theo, tuân thủ theo những điều kiện, điều luật mà một tổ chức đặt ra. Tôn trọng kỉ luật thể hiện, phản ánh ý thức của con người với tập thể có mìn ở trong đó. Kỉ luật hiểu theo nghĩa hẹp là điều luật của một tổ chức nhưng hiểu ra xa thì đó là hệ thống quy định pháp luật của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi người có một cuộc sống, một suy nghĩ, một hành động khác nhau, kỉ luật sinh ra để điều chỉnh những khác biệt của con người về một thể trật tự, thống nhất, có nguyên tác giúp cho tổ chức đó phát triển theo hướng tích cực hơn. Nếu trong một xã hội không có kỉ luật, con người tự do làm những thứ mình muốn thì sẽ có nhiều hậu quả, nhiều điều tiêu cực xảy ra vô cùng phức tạp và khó lường. Bên cạnh đó, việc con người tôn trọng kỉ luật cũng được tính là tôn trọng tập thể, tôn trọng người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có ý thức tôn trọng những quy định, điều luật chung của tổ chức. Lại có những người thực hiện hời hợt, thực hiện cho có,… những người này sẽ bị chỉ trích và nhận hình phạt về hành vi của mình. Mỗi chúng ta được sống một lần duy nhất, hãy sống, chấp hành kỉ luật và trở thành một người công dân tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Đoạn văn tham khảo 2
Không có sức mạnh to lớn nào mà thiếu đi kỷ luật. Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác tuân theo những quy định chung trong các tập thể, tổ chức xã hội mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chu toàn mọi trách nhiệm của tập thể như của lớp, của trường, của cơ quan, v.v. Sự tôn trọng kỷ luật đối với học sinh được thể hiện trong việc tuân theo các quy tắc của trường và lớp học, chẳng hạn như đi học học đúng giờ, học bài đầy đủ, chấp hành tốt nội quy của trường. Ở nơi công cộng, không đi trên cỏ, không đùa với lửa, tuân thủ luật lệ giao thông. Gia đình biết nề nếp gia phong, sống tôn trọng kỷ luật giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có trật tự, kỷ cương hơn, bảo vệ lợi ích của tập thể và cá nhân. Mọi người đều biết rằng tôn trọng kỷ luật giúp nhóm và cộng đồng thực hiện các hoạt động của mình một cách nghiêm túc, nhất quán và hiệu quả. Mọi người khi tôn trọng kỷ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội mới có nề nếp, kỷ cương. Tôn trọng kỷ luật không chỉ bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của chính mình. Chính vì vậy mỗi người phải biết tôn trọng kỷ luật.