Site icon Lớp Văn Cô Thu

Mùa xuân nho nhỏ – “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, chạm khắc theo một cách riêng”

Mùa xuân nho nhỏ - "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, cham khắc theo một cách riêng"

Mùa xuân nho nhỏ - "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, cham khắc theo một cách riêng"

Đề: Trong tác phẩm “Thơ”, Sóng Hồng cho rằng “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, chạm khắc theo một cách riêng”. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

I – Mở bài

* Giới thiệu khái quát: Giới thiệu nhận định được nêu trong đề bài; giới thiệu về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

II – Thân bài

* Giải thích ý kiến:

– “Thơ là thơ”: nghĩa là thơ trước hết phải là chính nó, là phương thức trữ tình, thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.

– “Thơ đồng thời là hoạ”: hoạ là hội hoạ; đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, gợi lên trong tâm trí người tiếp nhận một thế giới hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.

– “Thơ là nhạc”: nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, được thể hiện ở thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…

– “Thơ còn là chạm khắc”. Nghĩa là khả năng tạo hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.

– Như vậy, Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: Thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, có đường nét, có thanh âm, có hình khối…. Tất cả các biểu hiện ấy phải được thể hiện theo một cách riêng của thơ ca và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

* Bàn bạc ý kiến:

– Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng của thể loại trữ tình. Tiếp nhận một bài thơ, không ai nhầm tưởng sang thể loại khác (thí sinh lấy ví dụ chứng minh).

– Thơ đã vươn ra ngoài nó, tổng hoà linh hồn của các ngành nghệ thuật khác; do đó, khi tìm đến thơ, người tiếp nhận không chỉ thấy chất thơ đặc thù mà còn chiêm ngưỡng được sức biểu hiện kì diệu của nhiều ngành nghệ thuật trong cuộc sống.

* Làm sáng tỏ vấn đề nghị luận qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Chất thơ trong “Mùa xuân nho nhỏ”

+ Bài thơ là cảm xúc, là tiếng lòng thiết tha yêu mến của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời, đất nước: Cảm xúc say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế; cảm xúc tự hào, tin tưởng về đất nước
trong hiện tại, quá khứ và tương lai,…

+ Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành, khát vọng hoà nhập, được cống hiến của nhà thơ cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc qua các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, các từ ngữ giản dị, chân thành, tự nguyện, quyết tâm,…

+ Ngôn ngữ trong bài thơ giàu cảm xúc, tha thiết gần gũi với dân ca; nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

– Chất họa, chất nhạc, sự chạm khắc theo cách riêng

+ Các hình ảnh trong bài thơ giàu chất hội hoạ, giúp người đọc hình dung ra một bức tranh “mùa xuân nho nhỏ” ngay từ nhan đề của bài thơ; tiếp đến là những gam màu, những đường nét, hình khối nổi bật của mùa xuân: dòng sông xanh, hoa tím biếc, bầu trời cao rộng, lộc…trên lưng… trải dài nương mạ… mà không phải là những hình ảnh quá quen thuộc, xưa cũ khi viết về mùa xuân.

+ Những câu thơ 5 tiếng giàu chất nhạc với cách ngắt nhịp 3/2 xen với 2/3 linh hoạt… góp phần tạo âm hưởng phong phú cho bài thơ. Bức tranh xuân được “chạm khắc theo cách riêng” của Thanh Hải càng trở nên tươi tắn, dịu dàng, mến thương hơn khi nhà thơ sử dụng những âm thanh rộn rã của tiếng chim, của nốt trầm xao xuyến, của câu Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền… trong bản “hoà ca” mang đặc trưng xứ Huế.

+ Phép điệp và các từ láy được sử dụng như một biện pháp tu từ quan trọng để tạo âm hưởng riêng; bài thơ cũng sử dụng nhiều thanh trắc trong các khổ thơ làm nên âm vang rộn ràng, khoẻ khoắn, vui tươi.

– Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện chân thành của tác giả cũng là một sự chạm khắc riêng, ít thấy trong thi ca Việt Nam hiện đại.

III – Kết bài

– Khái quát toàn bộ vấn đề.

* Đánh giá:

– Ý kiến của Sóng Hồng là hoàn toàn đúng đắn, và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là minh chứng thuyết phục cho nhận định.

– Ý kiến giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, xác đáng về những giá trị đặc sắc của nghệ thuật và nội dung trong bài thơ.

– Ý kiến của Sóng Hồng giúp cho cả người sáng tác và người tiếp nhận có được những định hướng đúng đắn về tác phẩm thơ.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version