I. Ôn tập cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
– Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về một nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể;
– Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm;
– Các nhận xét, đánh giá luôn phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục;
2. Đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Định hướng của đề:
– Vấn đề nghị luận: Chủ đề, cốt truyện, nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích
– Phạm vi nghị luận: Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
– Kiểu bài: Kiểu bài nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích
* Các vấn đề nghị luận trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
– Chủ đề, nhan đề, nhân vật, sự việc, tình tiết (hoặc chi tiết đắt giá), tình huống truyện…
– Giá trị nội dung (giá trị nhân đạo, hiện thực…);
– Giá trị nghệ thuật (xây dựng nhân vật, tình huống, sử dụng ngôi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lí, sử dụng ngôn ngữ…)
* Lưu ý:
– Các từ “suy nghĩ” và “phân tích” trong đề bài có yêu cầu khác nhau như thế nào?
Phân tích:
– Phân tích tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết…
– Rút ra nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
Suy nghĩ:
– Nhận xét, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, một góc nhìn nào đó.
– Làm sáng tỏ những nhận xét, đánh giá đó.
=> Bài làm của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích phải đảm bảo yêu cầu:
– Trình bày những cảm nhận, đánh giá phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phải phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể;
– Kết hợp đồng thời và linh hoạt nhiều thao tác lập luận khác nhau…
3. Các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Các bước làm bài:
– Tìm hiểu đề
– Lập dàn ý
– Viết bài
– Đọc và sửa chữa
Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời…)
– Dẫn dắt nội dung nghị luận.
Thân bài
– Tóm tắt tác phẩm, nội dung khái quát;
– Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề:
– Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm.
Kết bài
– Nhận xét, đánh giá về cái hay, cái độc đáo của tác phẩm;
– Nêu cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích truyện
Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời…)
– Dẫn dắt nội dung nghị luận.
Thân bài
– Giới thiệu khái quát đoạn trích: vị trí, nội dung chủ đạo;
– Làm rõ nội dung, nghệ thuật trong đoạn trích theo định hướng của đề;
– Nêu cảm nhận đánh giá về đoạn trích
Kết bài
– Nhận xét đánh giá khái quát cái hay, cái độc đáo của đoạn trích
– Nêu cảm xúc của bản thân về tác phẩm chứa đựng đoạn trích