-
Nhân vật Trịnh Hâm.
– Là bạn đồng môn, bạn kết nghĩa với Lục Vân Tiên.
– Hoàn cảnh của LVT thật khổ sở: tiền hết mù loà, một thầy một trò bơ vơ nơi xa lạ, công danh lỡ dở….=> Trịnh Hâm phải giúp đỡ.
– Nhưng y sắp xếp cả một kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo để hãm hại VT:
+ Lừa tiểu đồng vào rừng trói lại, đưa VT lên thuyền với lời hứa sẽ đưa bạn về quê Đông Thành.
+ Thời gian, không gian: Đêm khuya lặng lẽ, mịt mờ, giữa dòng.
Nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương bay có cái gì đó không lành được báo trước.
– Hành động bất nhân, bất nghĩa:
+ Ra tay, xô …=> Hành động độc ác vì nạn nhân của hắn hoàn toàn bất ngờ, không cách chống đỡ, nạn nhân còn chính là bạn của y từng được y hứa sẽ giúp đỡ.
+ Giả tiếng kêu, phui pha, giả thương xót => Để không ai biết, là hành động ném đá giấu tay.
– Vì sao hắn hãm hại VT:
+ Xuất phát từ tính đố kị, ghen ghét tài năng hơn mình:
Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên nhường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi
+ Thế nhưng giờ VT hoàn toàn vô hại, bị mù, bỏ thi còn hắn đã đỗ cử nhân. Nhưng có lẽ hắn là loại người độc ác trong bản chất, trong máu thịt. Mối thù oán trong một câu chuyện văn chương đã khiến hắn làm những chuyện độc ác, bất nhân.
=> Là kẻ độc ác, giả dối, bất nhân, bất nghĩa, xảo quyệt, ích kỷ, hèn hạ. Là đại diện cho cái xấu, cái ác.
-
Hình ảnh ông ngư.
– Việc VT được giao long cứu là yếu tố hoang đường, kì ảo và ngẫu nhiên được đưa vào truyện:
+ Để tiếp tục mạch truyện, để cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn
+ Thể hiện quan niệm thiện ác của tác giả: ở hiền gặp lành. Đó là triết lí dân gian sòng phẳng, giản dị và cũng là ước muốn của nhà thơ. Đồng thời cho thấy laòi ác thú còn tốt bụng hơn kẻ đố kị là con người như Hâm.
– Khái quát về ông ngư:
+ Là người xa lạ, không quen biết.
+ Gia đình ông ngư: Là những người lao động chài lưới bình thường, lương thiện.
+ Không cứu người chết đuối vì thờ thủy thần.
– Hành động cứu người:
+ Vớt ngay, hối, vầy, ông hơ, mụ hơ…=> Hiện lên trước mắt người đọc cảnh khẩn trương hối hả cứu người bị nạn, không tính toán, đắn đo. Đó là tình người tự nhiên, hồn hậu, vô tư nhất, cảm động nhất.
+ Hỏi han người bị nạn : Ngư ông khi ấy hỏi han
+ Mời Lục Vân Tiên ở lại cùng gia đình ông:
Ngư rằng: ngươi ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
Từ hẩm hút thật Nam Bộ, thật ân cần, vừa nói lên cuộc sống nghèo khổ vừa bộc lộ tấm lòng nghĩa khí của người dân lao động sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người bất hạnh, cơ nhỡ. Các từ hẩm hút, hơ, mùi thật dân dã, mộc mạc.
+ Từ chối lời báo đáp của Lục Vân Tiên.
Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
=> Là người hào hiệp trọng nghĩa, khinh tài, coi thường vật chất.
– Cuộc sống của gia đình ông ngư:
+ Quơ, chài, kéo, quăng, câu, chích, đầm…Diễn tả công việc lao động làm ăn của gia đình ông ngư.
+ Thung dung, thong thả, nghêu ngao, tắm mưa, chải gió=>Tâm thế thoải mái, tự do giữa đất trời.
+ Vui thầm, vui vầy, vui say+ rày, mai, ngày kia, đêm nầy, khi khoẻ, khi mệt=>Niềm vui bất tận, triền miên ngày qua, tháng nọ bất tận…
+ Doi, vịnh, gió, trăng, chích, đầm, bầu trời đất… bao quát không gian bao la, trời đất vô tận.
Là những người lao động nghèo khổ nhưng lại có quan niệm sống rất thanh cao của những nhà ẩn sĩ, những nhà nho thông làu kinh sử nhưng quyết lánh đời, vui với cuộc sống đạm bạc, khinh thường công danh phú quý, hết mình cho cái thiện, ung dung thanh thản với cuôcj sống, với thiên nhiên.
– Đó là những nhân vật (ông Tiều, ông Quán) đặc biệt để tác giả bộc lộ quan niệm và niềm mơ ước
=>Là đại diện cho người lao động lương thiện, cái tốt trong xã hội.
* Ý nghĩa văn bản: Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường.
-
Nghệ thuật
– Khắc hoạ nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. Sự đối lập này có tính chất đối lập thiện ác trong truyện cổ tích vừa có tính triết lí sâu xa của văn học trung đại.
– Sắp xếp tình tiết hợp lí.
– Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ.
🔻 Xem thêm: