I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
– Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, sống ở thế kỉ thứ XVI là thời kì các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Mạc tranh giành quyền lực gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
b. Tác phẩm:
– Xuất xứ: là một trong 20 truyện trong Truyền kì mạn lục.
– Thể loại: truyền kì – một thể loại truyện thường có yếu tố kì lạ, hoang đường – khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy vào cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhẫn vật khác của truyện là các bậc trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc.
– Chủ đề: thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
II. Nội dung
a. Nhân vật Vũ Nương
* Vũ Nương và phẩm hạnh của nàng
– Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng được giáo dục đúng theo những khuôn phép của lễ giáo phong kiến.
– Qua lời giới thiệu của tác giả: người con gái đoan trang, thùy mị nết na, dung mạo xinh đẹp.
– Phẩm hạnh: là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con và là một người phụ nữ trọng nhân phẩm danh dự.
*Nỗi oan và số phận bi thảm của Vũ Nương
– Nỗi oan của Vũ Nương: xuất phát từ lời của con trẻ, nàng bị chồng nghi oan, la mắng, ruồng bỏ, đuổi đi.
– Số phận:
+ Vì chiến tranh, chồng đi lính, nàng đã phải gánh vác cả gia đình trên | đôi vai nhỏ bé của mình.
+ Bị kết tội oan, nàng chỉ biết tìm đến cái chết để minh oan cho sự trong trắng của mình: Lời than trên bến Hoàng Giang cũng là lời thề ai oán và cũng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ danh dự, lời than thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
*Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:
+ Trực tiếp: Vì câu nói ngây ngô của bé Đản; vì sự đa nghi, hồ đồ ghen tuông mù quáng của Trường Sinh.
+ Nguyên nhân gián tiếp: Vì chiến tranh phong kiến, Trương Sinh phải ra đi; cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng; quan niệm phong kiến còn hà khắc: trọng nam khinh nữ.
b. Nhân vật Trương Sinh
– Là con nhà giàu nhưng ít học, “tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”.
– Nhân vật Trương Sinh là hiện thân của chế độ phong kiến phụ quyền bất công. Sự độc đoán, chuyên quyền đã làm tê liệt lí trí, đã giết chết tình người và dẫn đến bi kịch.
III. Nghệ thuật
a. Chi tiết cái bóng
– Tạo nên kịch tính cho câu chuyện, thắt nút, mở nút và tạo sức hấp dẫn.
– Làm nổi bật số phận đau thương của Vũ Nương.
– Làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.
b. Yếu tố kì ảo
– Làm hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có ở Vũ Nương. Tạo nên kết thúc có hậu: mọi điều tốt đẹp ở chốn thủy cung chỉ là ảo ảnh, người chết không thể sống lại, tạo tính bi kịch cho tác phẩm.
– Tố cáo hiện thực cuộc sống áp bức, bất công. Trong cuộc sống ấy con người đức hạnh không thể tự bảo vệ được hạnh phúc chính đáng của mình.
🔻 Xem thêm:
- Phân tích nghĩa chi tiết nghệ thuật chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Số phận bất hạnh của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tinh thần nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương