Site icon Lớp Văn Cô Thu

Hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

a. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả và bài thơ
– Nêu khái quát ấn tượng của em về bài thơ

b. Thân đoạn

– Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ đó.
– Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.
– Đánh giá về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân em và với người đọc nói chung.

c. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.

d. Bài làm tham khảo

Cảm nhận về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe câu chuyện có thật của Bác khi đi chiến dịch biên giới cuối năm 1950, khi đó Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đã kể câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác nơi rừng sâu. Nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương. Đọc bài thơ, em vô cùng xúc động với hình ảnh của Bác Hồ được khắc hoạ đậm nét qua cảm nhận của anh đội viên. Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, qua các chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân…), em thấy được hình ảnh Bác hiện lên vừa gần gũi, thân thiết, vừa vừa cao cả, thiêng liêng với sự quan tâm sâu sắc, tình yêu thương bao la dành cho các chiến sĩ, bộ đội, dân công,…. . Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp qua những diễn biến tâm trạng, tình cảm dành cho Bác trong suốt đêm dài. Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành, xúc động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại. Bác Hồ và người chiến sĩ trẻ tuổi – hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Bài thơ đã bồi đắp cho em những cảm xúc, tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ. Đêm nay Bác không ngủ (Minh huệ) sẽ mãi mãi là một bài ca sống mãi trong lòng người đọc.

Cảm nhận về bài thơ Lượm

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em về hình ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình này là kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, nhà thơ Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự cùng với biện pháp điệp ngữ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quân, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưn, giữa cánh đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người thiếu niên dũng cảm tiêu biểu cho lớp thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến. Bài thơ đã đem đến cho em bài học về tinh thần dũng cảm, dám cống hiến, hi sinh cho đất nước.

Exit mobile version