1. Mở bài:
– Nêu vấn đề: Trong cuộc sống của mình, mỗi người trong bất kì thời điểm nào cũng có một nơi để sinh sống, có trách nhiệm với nơi mình sinh sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.
– Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: Đặc biệt, với học sinh thì trách nhiệm với nơi mình sinh sống lại càng quan trọng hơn nữa.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Con người với nơi bản thân sinh sống
– Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau:
+ Quê hương – nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ. Quê hương thường được liên kết với một địa điểm cụ thể, thường là quê nhà của gia đình hoặc vùng đất mà người đó có nguyên gốc hoặc đã sinh sống trong một khoảng thời gian dài
+ Nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian. Những nơi đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảm bảo sự sống ở đó.
b/ Nơi sinh sống có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
– Nơi đó có đường xá, nhà cửa, cung cấp cho ta thức ăn, sự sống, nơi có những người thân của chúng ta, có bạn bè và những mối quan hệ khác. Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xung quanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình.
– Nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng. => tạo ra một môi trường để con người giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
– Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm.
– Nó là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, nguồn nước và đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Nơi sinh sống tốt đẹp, trong lành và bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.
– Nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người.
c/ Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống?
– Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, an lành và đáng sống => tạo ra một cảm giác thoải mái khi được sống trong một môi trường như vậy.
– Khi học sinh đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi mình sinh sống, họ sẽ phát triển cho mình lòng tự hào về môi trường xung quanh
=> điều kiện cho học sinh cảm thấy có ý nghĩa và trân trọng đối với nơi mình sống
– Một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập.
– Một môi trường sống sạch sẽ còn tác động tích cực đến sức khỏe của mọi người.
– Học sinh là thế hệ đang được học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nếu có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, điều đó cho thấy bản thân họ là người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có trách nhiệm, biết trân trọng chính cuộc sống của mình, và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng.
– Là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội.
– Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môi trường có thể dẫn đến việc học sinh vứt rác lung tung, không phân loại chất thải, hoặc gây ô nhiễm nước và không khí.
=> Gây hại cho sức khỏe của chính họ, ảnh hưởng đến môi trường học tập và tạo ra một không gian không thoải mái, không tạo điều kiện tốt cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng môi trường sống và ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên.
d/ Thực tế vấn đề trách nhiệm của HS với nơi mình sinh sống hiện nay?
– Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sống qua các hành động cụ thể.
+ Tham gia vào các hoạt động như thu gom rác, phân loại chất thải, trồng cây xanh, tham gia chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
+ Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi sống của mình.
+ Tắt đèn khi không cần thiết, tắt nước khi không sử dụng, sử dụng sách giáo trình tái chế và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo.
+ Tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, tình nguyện trong các tổ chức phi lợi nhuận.
+ Nhận thức về vai trò của mình trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hỗ trợ những người khó khăn.
+ Dẫn chứng: Mỗi năm học ở các trường học, thầy cô luôn phát động các chiến dịch làm sạch khu vực khuôn viên trường học, các bạn học sinh đều rất hưởng ứng tham gia dọn dẹp sạch sẽ theo các khu vực được phân công.
– Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơi mình sinh sống: xả rác bừa bãi, không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trốn tránh tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, lãng phí điện, nước khi sử dụng,…
+ Dẫn chứng: Một nghiên cứu năm 2019 tại một số trường học cho thấy chỉ 30% học sinh có ý thức về việc phân loại chất thải và chỉ 15% học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác.
e/ Xác định trách nhiệm của học sinh với nơi mình sinh sống
– Về nhận thức:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ý thức về hệ thống sinh thái và tài nguyên tự nhiên.
+ Hành động cá nhân của mình có thể có tác động đáng kể đến môi trường và cần phải đóng góp vào việc duy trì và bảo vệ môi trường xanh.
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự và vệ sinh trong nơi mình sinh sống, môi trường sạch sẽ và gọn gàng không chỉ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tinh thần làm việc và học tập.
+ Quyền được sống trong một môi trường an lành, sạch sẽ và thoải mái đi đôi với trách nhiệm đảm bảo môi trường đó.
– Về hành động: dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuận với mọi người sinh sống xung quanh mình.
g/ Mở rộng vấn đề
Để học sinh hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình với nơi mình sinh sống, cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì cho học sinh?
– Với cha mẹ: trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để con cái phát triển ý thức và nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nơi mình sinh sống.
+ Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, giải thích về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và truyền đạt giá trị của việc giữ gìn vệ sinh và trật tự.
+ Làm gương cho con bằng cách tự thực hiện những hành động có trách nhiệm đối với nơi sống của mình.
– Với nhà trường: trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nơi mình sinh sống. Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, bài học, buổi thảo luận, và ví dụ thực tế về trách nhiệm cá nhân và xã hội.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề: học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn nơi mình sinh sống, phải thực hiện những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nên tốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn.
– Liên hệ bản thân: bản thân em nhận thức được vai trò của việc phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống, có những việc làm cụ thể để thể hiện điều đó như dọn dẹp môi trường sống của mình, tham gia vào cáv hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống với mọi người.