Dạng 1: Phân tích tình huống truyện
ĐĂT VẤN ĐỀ
• Nêu vấn đề cần nghị luận: Tình huống truyện
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
• Xác định tình huống (Tình huống gì?)
• Phân tích đặc điểm tình huống (Tình huống như thế nào?)
• Đánh giá vai trò của tình huống (Tình huống có ý nghĩa gì?)
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Ví dụ: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
TÌM HIỀU ĐỀ
– Kiểu bài: Phân tích tình huống truyện
– Vấn đề nghị luận: Tình huống truyện
– Phạm vi tư liệu: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
– Đặt vấn đề
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
– Nêu vấn đề nghị luận: Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Giải quyết vấn đề
– Xác định tình huống: Tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lý của cuộc sống
– Phân tích đặc điểm tình huống:
+ Khía cạnh nghịch lý của tình huống
+ Khía cạnh nhận thức của tình huống: về con người, cuộc sống mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời…
– Đánh giá vai trò, ý nghĩa của tình huống
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Khẳng định lại sức sống của tình huống, tác phẩm
• Khẳng định lại vấn đề nêu trong định hướng
Ý NGHĨA CỦA TÌNH HUỐNG TRUYỆN
– Bật nổi đặc điểm nhân vật: nghệ sĩ Phùng, người đàn bà hàng chài …
– Thể hiện đậm đặc bản chất hiện thực cuộc sống thời hậu chiến.
– Kết nối các yếu tố cốt truyện, nhân vật, chi tiết… tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.
– Thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Dạng 2: Phân tích tình huống truyện theo định hướng
ĐẶT VẤN ĐỀ
• Nêu VĐNL: Tình huống truyện và định hướng
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
• Xác định tình huống
• Phân tích tình huống theo định hướng
• Đánh giá vai trò,ý nghĩa của tình huống (bám sát định hướng, yêu cầu đề)
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Khẳng định lại sức sống của tình huống, tác phẩm
Khẳng định lại vấn đề nêu trong định hướng
Ví dụ:
Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
(Đề thi THPTQG 2015-2016)
TÌM HIỂU ĐỀ
– Kiểu đề: Phân tích tình huống truyện và bình luận ý kiến
– Vấn đề nghi luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
– Phạm vi dẫn chứng: Truyện ngắn Vợ nhặt
TRIỂN KHAI VẤN ĐỀ
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp
– Tính chất bất thường:
+ Giữa nạn đói kinh hoàng, người ta chỉ nghĩ chuyện sống – chết thì Tràng lại lấy vợ
+ Một người tưởng không thể lấy vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng
+ Người đàn bà vì đói khát mà theo không một người đàn ông xa lạ
+ Việc Tràng có vợ khiến cho tất cả mọi người đều ngạc nhiên
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người:
+ Khát vọng sống
+ Khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình
+ Khát vọng về tương lai tươi sáng