Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trung đại : Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu.
1/ Mở bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua ba tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu.
2/ Thân bài:
Học sinh có nhiều cách thể hiện suy nghĩ của mình, song cần đảm bảo bảo các nội dung cơ bản sau:
a/ Giải thích:
Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp thuộc về phẩm chất bên trong của người phụ nữ – vẻ đẹp không dễ gì nhìn thấy được.
b/ Chứng minh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua các tác phẩm.
-
Người phụ nữ trong ba văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh.
– Họ là những người phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương “tính tình thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”; Thuý Kiều “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”…(Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ).
– Họ là những người phụ nữ đảm đang, tháo vát: khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa lo chuyện gia đình, nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Thúy Kiều bán mình chuộc cha- phận nữ nhi nhưng gánh vác việc gia đình…. (Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ).
– Họ là những người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương….
-
Vũ Nương: Là người con hiếu thảo, Là người vợ thuỷ chung, thương yêu chồng con tha thiết.
– Đối với mẹ chồng.
Là người hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình khi mẹ mất. Học sinh phân tích đươc lời trăng trối của mẹ chồng trước khi chết để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người con dâu hiếu thảo.
– Đối với chồng:
+ Khi Trương Sinh ở nhà ‘Giữ gìn khuôn phép” khi Trương sinh đi lính” gót liễu tường hoa chưa hề bén gót”
+ Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình
– Đối với con: Chăm sóc con chu đáo, yêu thương con hết mực, bù đắp tình cảm cho con khi chồng vắng nhà ( nàng thường chỉ bóng mình trên vách…)
-
Thuý Kiều:
– Là người con hiếu thảo: Gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em. Thúy Kiều đã đặt “chữ” hiếu lên trên chữ “tình”. Và khi bị Lừa vào lầu xanh nàng không nguôi nỗi nhớ về gia đình: Xót người tựa cửa hôm mai: quạt nồng áp lạnh những ai đó giờ”. Nàng đã hình hung thấy hình bóng cha mẹ già cứ tựa cửa ngóng tin nàng. Kiều rất kính trọng tấm lòng cao cả ấy của mẹ dành cho mình . Bởi thế nàng lại càng day dứt tự trách mình. Không chăm lo phụng dưỡng cha mẹ già. Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo , lòng vị tha củu nàng . Nàng như quên hẳn nỗi đau khổ trong hiện tại để sống trong tâm tưởng với người yêu với mẹ già.
– Là người con gái trong trắng, thuỷ chung, giàu lòng vị tha: dù phải mười lăm năm lưu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi khi tình yêu của hai người bị tan vỡ.Khi ở lầu Ngưng Bích Kiều đã “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng; tin sương luống những rày trông mai chơ”- Kiều nhớ lại những kỉ niệm đẹp của mối tình đầu trong sáng giữa nàng và Kim Trong. Lời hen ước và hén rượu thề dưới đêm trăng sáng vằng vặc: Vầng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai mặt một lời song song”. Chén rượu thề còn đó mà nay mỗi người một ngả.Nàng còn hình dung thấy ở nơi Lưu Dương cách trở, chàng Kim Trọng cũng đang hướng về nàng “tin sương luống những rày trông mai chờ”. Đây chính là tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim của nàng. Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỏ máu . Nhớ thương tha thiết người mà mình yêu dấu. Càng nhớ về kỉ niệm của mối tình đầu trong sáng nàng lại càng đau đớn, xót xa.
-
Kiều Nguyệt Nga.
– Một cô gái thùy mị, nêt na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường:(quân tử- tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, mực thước, khuôn phép( làm con đâu dám cãi cha, chút tôi liễu yếu đào tơ…), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi an cần của Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
– Một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng:” Lâm nguy chẳng gặp giải nguy- Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.”Nguyệt Nga coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ:” Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Bởi vậy cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó suốt đời với chàng hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng.
c/Đánh giá:
Các tác giả văn học trung đại đều rất thành công khi khắc học về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là cái nhìn tiến bộ , mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu những người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội xưa. Họ là hiện thân của những người phụ nữ đẹp trong văn học trung đại.
3/ Kết bài:
Khẳng định, đánh giá lại vấn đề..
– Ngày nay vẻ đẹp đó luôn được tôn thờ và phát triển phù hợp với thời đại
– Nhà văn Nga A.Sê-khốp nhận định: Sắc đẹp tâm hồn là sắc đẹp lâu dài và được quý trọng nhất”.