Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Học văn 9] Tìm hiểu văn bản “Bàn về đọc sách”

I.Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.

2. Tác phẩm:

– Văn bản là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.

– Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.

– Phương thức biểu đạt: Nghị luận

– Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách.

– Hệ thống luận điểm: ( Bố cục )  3 luận điểm.

+ Luận điểm 1: Từ đầu…đến…nhằm phát hiện thế giới mới”:  Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Luận điểm 2: Tiếp…đến… “tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

+ Luận điểm 3: Phần còn lại : Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

a, Tầm quan trọng:

– Sách đó cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại.

– Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.

– Những cuốn sách có giá trị được coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

b, Ý nghĩa:

– Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức cho bản thân.

– Coi thường không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, lạc hậu, làm cho xã hội thụt lùi.

“Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức…”

– Mỗi cuốn sách đó tích tụ kinh nghiệm và tư tưởng của cha ông hàng nghìn năm để lại. Đọc sách, lắng nghe và làm theo những lời dạy đó,rút kinh nghiệm và tiếp nối con đường của thế hệ trước là cách đền ơn đáp nghĩa đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.

– Đọc sách là có thể chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới. Tác giả đó so sánh ngầm ẩn ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách giống như “ làm được cuộc trường chinh vạn dặm”. Việc đọc sách nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm… để lớn lên, thành công trong cuộc sống vốn là ý niệm trừu tượng, trở nên cụ thể,  dễ hiểu,  hấp dẫn.

2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:

– Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đó so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn làm phí thời gian công sức, thậm chớ còn có hại.

– Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đó đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.

b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến làm phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích:

– Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đó có so sánh rất đặc biệt – so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

=> Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục.

3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

a, Cách chọn sách:

– Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.

– Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.

– Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

– Chọn sách nên hướng vào hai loại:

+ Kiến thức phổ thông

+ Kiến thức chuyên sâu.

b, Phương pháp đọc sách:

– Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.

– Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

– Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

– Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

– Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.

=> Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của”… Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém…

III. Tổng kết (Ghi nhớ SGK)

Exit mobile version