Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Học văn 9 online] Cảm nhận về “Ánh sáng riêng” từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đề bài: Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: “Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi…”

(Tiếng nói của văn nghệ – SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.

GỢI Ý LÀM BÀI

I/  Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn câu nói của Nguyễn Đình Thi.

II/Thân bài:

1/ Giải thích ý kiến

– Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc.

– Ánh sáng riêng: Là những điều tốt đẹp nhất (những điều chân – thiện – mĩ) được gửi gắm qua mỗi tác phẩm…

– Không bao giờ nhòa đi: Không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn

=> Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất

=> Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học.

2/ Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

a/ Khái quát về tác phẩm:

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khi chiến tranh kết thúc, người lính (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường.

– Đề tài: Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường.

– Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ.

b/Ánh sáng riêng từ bài thơ Ánh trăng:

– Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ… (HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu)

– Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía:

+ Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ…

+ Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua…, luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ… (HS phân tích các khổ thơ 3, 4, 5, 6)

+ Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo… bị đẩy lùi (HS phân tích cái giật mình của nhà thơ trong câu thơ cuối)

3/ Liên hệ: Gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc sống đương thời và liên hệ với bản thân:

– Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn… nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. (cả vô tình và cả hữu ý) (HS lấy dẫn chứng và phân tích

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học sâu sắc, thấm thía.

III. Kết bài:  Tổng kết, khái quát lại vấn đề

– Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người là chức năng quan trong nhất của văn học…

– Khẳng định giá trị của bài thơ Ánh trăng: Có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc => Điều này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm.

Exit mobile version