Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Học văn 9] NLXH Suy nghĩ về các lễ hội mùa xuân hiện nay

Đề bài: Từ lễ hội du xuân trong đoạn thơ “ Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lễ hội mùa xuân hiện nay, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?

1/Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

 Nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, đoạn trích cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng của tiết thanh minh; qua đó, người đọc cảm nhận được nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp ấy vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay.

2/Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:

a) Lễ hội mùa xuân trong thơ Nguyễn Du

Những câu thơ đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã mở ra một không gian nền tuyệt đẹp của mùa xuân, để nổi lên không khí của lễ hội mùa xuân.

– Lễ hội Thanh minh diễn ra trong tháng ba, có:

+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, đốt nhang, biếu tiền vàng cho người thân đã khuất để thể hiện tình cảm của người đang sống luôn nhớ tới người đã khuất. Đây là nét đẹp tâm linh của người Việt.

+ Hội đạp thanh: Du xuân trên đồng cỏ xanh để ngắm cảnh:

– Không khí của lễ hội: đông vui, tưng bừng, náo nức như đàn chim yến, chim oanh.

– Người đi lễ hội: trên con đường nhộn nhịp, ngựa xe như nước chảy, người đi lễ hội là những chàng trai, cô gái đẹp. Trong đó có cả chị em Thúy Kiều.

Bằng một loạt các từ láy, từ ghép hai âm tiết là danh từ, động từ, tính từ ở mức độ dàỳ đặc, kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhà thơ đã làm sống dậy không khí lễ hội du xuân. Đó là nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội của người Việt.

b) Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay

Từ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Duy gợi cho chúng ta suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay.

– Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xa xưa:

+ Thời gian lễ hội : Ba tháng mùa xuân.

+ Lễ hội diễn ra ở cả ba miền: Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêu biểu: lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư của những người dân vùng biển miền Trung, Miền Nam,…

+ Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹp mà còn cầu mong cho cuộc sống an vui, tốt lành.

+ Ngày nay, trong tiết Thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiền vàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.

– Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái.

+ Một số tệ nạn : mê tín di đoan, lợi dụng lễ hội để phục vụ lợi ích cá nhân,…

– Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: cướp lộc, chen lấn xô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi,…

– Bài học: Trân trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc qua những lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.

Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

Có thể nói, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, cuốn hút, ông đã làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hôm nay.

Exit mobile version