Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
1, Mở bài:
– Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, trong đó tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Dựa trên cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, những cổ tục nghiệt ngã, đồng thời thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến; trân trọng đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ…
– Điều đó đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của thiên truyện.
2, Thân bài:
a) Giải thích
– Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học:
+ Hiểu một cách chung nhất, nhân đạo là lòng yêu thương con người.
+ Một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo là khi tác phẩm đó thể hiện thái độ bênh vực, cảm thông sâu sắc trước những nỗi đau khổ của con người, lên tiếng tố cáo tội ác của những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người.
– Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương
b) Phân tích
Giá trị nhân đạo trong truyện là sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính:
– Nàng VN đẹp về hình thức: “ tư dung tốt đẹp”
– Nàng VN đẹp về phẩm chất, tâm hồn:
+ Nàng là người phụ nữ trong trắng, thủy chung
+ Nàng là người mẹ yêu con, người vợ đảm đang tháo vát.
+ Nàng là người con dâu hiếu nghĩa.
+ Nàng còn là người nặng tình, nặng nghĩa với gia đình quê hương
Đặt trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bị rẻ rúng coi thường, Nguyễn Dữ đã trân trọng đề cao vẻ đẹp của VN ( cả khi nàng đã sang một thế giới khác). Đó chính là ý nghĩa nhân văn, là nét bút thần diệu để viết lên áng “thiên cổ kì bút”
– Giá trị nhân đạo trong truyện còn là niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi đau khổ của con người.
+ Trong suốt đoạn truyện Vũ Nương sống ở trần gian, Nguyễn dữ luôn thể hiện một thái độ yêu thương, đồng cảm với nỗi vất vả mà người phụ nữ phải chịu đựng: phái gánh vác giang sơn nhà chồng, chăm sóc mẹ già, con dại khi chồng đi xa; chồng độc đoán chuyên quyền, vũ phu, hay ghen, đa nghi; nỗi oan khiên và cái chết bi thảm của nàng. Lời văn đọc lên cho thấy xotx xa, đau đớn của Nguyễn Dữ thấm vào trong từng câu chữ.
+ Khi nàng sống ở thủy cung, với chất truyền kì huyền diệu, Nguyễn Dữ đã nói lên ước mơ mà người phụ nữ luôn khao khát trong tương lai: một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫu chỉ là khát vọng nhứng điều đó đã nói lên được tấm lòng, trái tim chan chứa tình yêu thương của nhà văn.
– Giá trị nhân đạo trong truyenj là sự tố cáo lên án những thế lực tàn bạo, tố cáo những cổ tục nghiệt ngã có trong xã hội phong kiến.
+ Chuyện hôn nhân không phải bằng tình yêu đôi lứa mà bằng trao đổi mau bán cho thấy thân phận người phụ nữ nhỏ nhoi, phụ thuộc..
+ quan niệm trọng nam khinh nữ khắc nghiệt, coi nam quyền là tuyệt đối, nên sự ghen tuông mù quáng của TS đã gián tiếp giết chết VN.
+ Khi Vũ Nương bị nghi oan không thể bày tỏ, phải tự tử để khẳng định phẩm giá của mình, Nguyễn Dữ đã không để Vũ Nương chết bột phát trong cơn phẫn uất như câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương mà chết rất tỉnh táo và lí trí, khiến sức tố cáo phê phán trong tác phẩm càng sâu sắc hơn. Xã hội phong kiến hà khắc không cho người phụ nữ một con đường sống, họ phải chọn cõi chết làm chốn dung thân.
– Tố cáo chiến tranh phi nghĩa góp phần gây ra sự đau khổ, tan vỡ của những mái ấm gia đình.
Những bất công ngang trái của xã hội phong kiến đã làm người phụ nữ không được sống hạnh phúc, quyến sống cũng không được đảm bảo, bất hạnh, khổ đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyễn Dữ đã mạnh mẽ lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ và tố cáo lên án sự bất công trong xã hội. Đây cũng là một trong những nét bút thần diệu để Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ vẫn còn nguyên sự hấp dẫn người đọc ngày nay.
3, Kết luận:
– Giá trị nhân đạo trong truyện không chỉ bộc lộ thái độ viết truyện của nhà văn mà còn là vẻ đẹp của tác phẩm để tạo nên sự cuốn hút và hấp dẫn. Tác phẩm đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, quyết tâm sống và đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của con người.
– Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương – một tác phẩm tiêu biểu trong “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục.
🔻 Xem thêm: