Site icon Lớp Văn Cô Thu

[Học văn 9] Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong “Chiếc lược ngà”

Đề bài: Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

GỢI Ý

1/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến.

2/ Thân bài:

a/ Giải thích:

+ Điều còn lại: những điều thiêng liêng có giá trị vượt lên trên sự hủy diệt của chiến tranh, vượt lên trên thời gian để tồn tại vĩnh cửu.

+ Tính chất của chiến tranh: tàn khốc, hủy diệt, gây ra sự sinh ly tử biệt.

+ Trong truyện “Chiếc lược ngà”, chiến tranh đã tàn phá thân thể, lấy đi sinh mạng, gây ra đau thương, chia cắt tình cảm của con người.

b/  Những điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”:

–  Lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước (người chiến sĩ cách mạng không đánh mất mình, luôn kiên định với lí tưởng sống cao đẹp).

+ Sẵn sàng từ giã vợ trẻ, con thơ để lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.

+ Nén tình riêng để tiếp tục ra đi sau những ngày nghỉ phép.

+ Hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất nước.

+ Thế hệ sau lại tiếp bước thế hệ cha anh.

–  Chiến tranh không thể lấy đi tình người, tình đồng chí, đồng đội, tình làng xóm, tình cảm gia đình.

HS  phải phân tích kĩ tình phụ tử của cha con anh Sáu

– Chiến tranh không thể lấy đi niềm tin của con người

+ Anh Sáu và bé Thu đều có niềm tin ngày đất nước hòa bình

+Tác giả tin vào sự kết nối tình cảm của những người còn sống: mối quan hệ giữa bác Ba và bé Thu.

3/ Kết bài: Đánh giá, khẳng định lại vấn đề:

+ Khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người đó là chất nhân văn trong tác phẩm.

+ Truyền cho bạn đọc lòng yêu nước, tự hào về con người Việt Nam.

Exit mobile version