Phân tích bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên.
I. Mở bài.
– Vũ Đình Liên là thi sĩ của trào lưu thơ mới giai đoạn 1930 – 1945.
– Nội dung bài thơ Ông đồ kể về một ông đồ già viết thuê chữ Hán bên lề đường mỗi độ tết đến, xuân về. Dần dần, cả ông đồ và những nét chữ đẹp đẽ, bay bướm của ông bị chìm vào sự lãng quên của người đời, để lại niềm nuối tiếc, thương cảm không nguôitrong lòng nhà thơ.
II. Thân bài.
- Hình ảnh ông đồ già trong những năm đắt khách.
– Hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ.
+ Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào nở báo hiệu mùa xuân sang: Mỗi năm….lại thấy… có nghĩa là điều đó đã thành quy luật.
+ Ông đồ già làm công việc viết thuê:
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Có sự tương phản giữa giá trị của chữ nghĩa thánh hiền ( vốn chỉ ở nơi trang trọng, tôn nghiêm) với chốn phố phường bụi bặm, tầm thường. Câu thơ hàm ý đạo nho đã đến lúc suy tàn, ông đồ già giờ đây phải bán chữ để kiếm sống qua ngày.
– Nhiều người còn biết quý trọng chữ Hán thuê ông đồ viết và tấm tắc khen chữ ông đẹp như phượng múa rồng bay. Ông đồ vui vì còn được trân trọng và an ủi.
2. Hình ảnh ông đồ già trong những năm vắng khách.
– Buổi giao thời, tâm lí nhiều người hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ, trong đó có đạo nho. Số khách thuê viết chữ Hán mỗi năm mỗi vắng. niềm vui của ông đò già lụi tắt dần và cách kiếm sống của ông càng ngày càng khó. Thủ pháp ngghệ thuật nhân hoá
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc , thấm thía của ông đồ già và nâng hai câu thơ lên mức tuyệt bút, làm rung động hồn người.
– Hình ảnh ông đồ già tội nghiệp ngồi bó ngối lặng im giữa trời mưa bụi bay, trước mặt là lá vàng rơi trên giấy có khả năng gợi sự liên tưởng rất lớn. Ông đồ già chỉ còn là chững tích của một thời tàn, hoàn toàn bị lãng quên giữa dòng đời xuôi ngược.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
3. Hình ảnh ông đồ trong sự hoài niệm, nuối tiếc của nhà thơ.
– Quy luật thiên nhiên vẫn lặp lại đều đặn: Năm nay đào lại nở.
– Quy luật xuất hiện của ông đồ không còn nữa: Không thấy ông đồ xưa.
– Có thể ông đồ đã thành người muôn năm cũ, giống như cả thế hệ nho học của ông đã thực sự bị đẩy lùi vào quá khứ. Nhà thơ thương xót, ngậm ngùi và luyến tiếc vẻ đẹp một thời của họ.
III. Kết bài.
– Bài thơ Ông đồ ngắn gọn, hàm súc, đặt ra cho người đọc nhiều vấn đề cầm suy ngẫm về nhân tình thế thái.
– Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị, tinh tế, cổ điển.
– Hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, lối nhân hoá, tượng trương sắc sảo tạo cho bài thơ một vể đẹp nghệ thuật độc đáo.
– Bài thơ khẳng định tên tuổi của Vũ Đình Liên trên thi đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX.