Đề bài:
“Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”
(Sóng Hồng-Thơ-NXB Văn học 1966)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích hình ảnh thơ trong một số bài thơ để làm rõ.
Hướng dẫn làm bài
- Mở bài
- Thân bài
a) Giải thích ý kiến trên đây của Sóng Hồng
– “Thơ là thơ” vì thơ là một sáng tạo đặc biệt của con người. Thơ là một thể loại của văn học, vì vậy trước hết nó phải đảm bảo được đặc trưng của một tác phẩm văn học: ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, đa nghĩa, là ngôn ngữ đời sống được chắt lọc và sử dụng theo một cách thức riêng, tạo được sức biểu cảm, mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng diễn đạt mọi trạng thái xúc cảm của con người và có sức ngân rung đồng điệu trong lòng người đọc.
– “Thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”:
+ “Thơ là họa” vì thơ có hình tượng, là chạm khắc theo một cách riêng, nghĩa là bằng ngôn ngữ hình tượng rất thơ.
+ “Thơ là nhạc” vì thơ có nhạc điệu, vần điệu, nhịp điệu. Nhạc của thơ là điệu nhạc tâm tình được thể hiện ở vần điệu, nhịp điệu. Nghe nghệ sĩ đọc thơ, ngâm thơ, tâm hồn ta bị lôi cuốn tưởng như được nghe một khúc ca, một bài hát, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, lúc du dương, ngọt ngào, lúc não nùng, thiết tha.
+ “Thơ là chạm khắc theo một cách riêng” vì thơ sử dụng ngôn từ – chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. Tức là khi đảm bảo được những tính chất: chính xác và hình tượng, truyền cảm và hàm súc.thì thơ có khả năng tái hiện những bức tranh về đời sống hoặc có nhạc điệu trầm bổng, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với giai điệu, lời ca. Như nhận xét của Biêlinxky: “Bản thân văn học là toàn bộ nghệ thuật”, cũng như quan niệm :”thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc”.
=> Thơ – nhạc – hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu.
b) Phân tích ý kiến
– “Thơ là thơ”
– “Thơ là họa”
– “Thơ là nhạc”
– “Thơ là chạm khắc theo một cách riêng”
c) Bình luận
– Ý kiến đúng đắn, có giá trị của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp kì diệu của thơ ca: đặc trưng của ngôn ngữ thơ (tính chính xác, tính hình tượng, tính nhạc) khiến nó mang trong mình đặc điểm của các loại hình nghệ thuật khác.
– Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của mình. Mỗi độc giả cần phải là người đọc “đồng sáng tạo” với nhà thơ.
d) Mở rộng
– Nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo.
– Người đọc khi cảm thụ tác phẩm thơ cần phải phát hiện nhữn nét riêng biệt, độc đáo của thi phẩm và phong cách của tác giả.
3 Kết bài
– Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vẻ đẹp của lí tưởng, của tình yêu nước, thương dân,… mà thơ đã bồi đắp cho tâm hồn mỗi chúng ta, đã làm cho mỗi chúng ta ý thức một cách sâu sắc “thơ là thơ”.
– Chính vì yêu thơ mà ta thấy cuộc đời thêm dẹp, tuổi trẻ thật đáng yêu:
“Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…”
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên)