I, Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Phân tích ngữ liệu
Ngữ liệu 1
– Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa vua Trần và các vị bô lão. Vua là lãnh đạo tối cao của đất nước, các vị bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
– Các bên giao tiếp có vị thế khác nhau thể hiện qua: từ ngữ xưng hô, từ ngữ chỉ thái độ (xin, thưa), qua những câu tỉnh lược.
– Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự đổi vai, luân phiên lượt lời với nhau
– HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh:
+ Hoàn cảnh rộng: Xã hội Việt Nam với những lễ giáo phong kiến (phân biệt vua tôi, tôn kính vua, trọng người già)
+ Hoàn cảnh hẹp: Đất nước có giặc ngoại xâm hung hãn, vua tôi nhà Trần tìm kế sách đối phó. Thời gian cụ thể: quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 : 1285
+ Địa điểm: Điện Diên Hồng
– Nội dung giao tiếp: Thảo luận tình hình đất nước đang bị ngoại xâm đe dọa và bàn kế sách đối phó . Nhà vua nêu tình hình đất nước và hỏi các bô lão về cách đối phó.
– Mục đích giao tiếp: vua và các bô lão bàn bạc, thống nhất sách lược chống ngoại xâm : thống nhất ý chí và hành động. Mục đích đã thành công vì tất cả đều đồng thanh hô “đánh”.
Ngữ liệu 2: Bài Tổng quan văn học Việt Nam
– Nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả sách giáo khoa (người viết) , học sinh lớp 10 (người đọc)
+ Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học, có trình độ hiểu biết và vốn sống sâu rộng.
+ Người đọc là học sinh lớp 10, thuộc lứa tuổi thấp hơn, vốn sống và trình độ văn hóa thấp hơn
Người viết ở vị thế truyền đạt và hình thành ở người đọc kiến thức, kĩ năng về văn học Việt Nam. Điều này đã chi phối cách lựa chọn văn bản và cách trình bày kiến thức.
– Hoàn cảnh giao tiếp:
Diễn ra trong hoàn cảnh của nền giáo dục Việt Nam. Đó là hoàn cảnh giao tiếp có tính quy phạm, có kế hoạch, có tổ chức theo nội dung, chương trình đào tạo trong nhà trường.
– Nội dung giao tiếp: Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung giao tiếp gồm những vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam
+ Quárình phát triển của văn học viết
+ Con người Việt Nam qua văn học
– Mục đích giao tiếp :
+ Người viết trình bày một cách tổng quan những vấn đề cơ bản của VHVN để học sinh lớp 10 nắm được.
+ Người đọc thông qua quá trình đọc và tìm hiểu văn bản sẽ lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Đồng thời, có thể rèn luyện và nâng cao những kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản văn học.
– Phương tiện giao tiếp: phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản : dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học ngữ văn, kết cấu rõ ràng mạch lạc với các đề mục lớn nhỏ được sắp xếp khoa học.
Ghi nhớ sgk/ 15
Vận dụng
Bài 1. Phân tích hoạt động giao tiếp trong bài ca dao sau:
a.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
– Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói: Bác nông dân
+ Vai nghe: con trâu (đã được nhân hóa, có khả năng giao tiếp như con người)
– Hoàn cảnh giao tiếp: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng trâu. Trâu gắn bó với nghề nông, với người nông dân (con trâu là đầu cơ nghiệp).
– Nội dung giao tiếp: Nhắn nhủ con trâu làm việc và hứa hẹn không phụ công của nó.
– Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ con trâu cùng làm việc với người nông dân, cùng chia sẻ nỗi vất vả, cùng hưởng thành quả lao động.
– Phương tiện, cách thức giao tiếp: Nói chuyện thân tình, khuyên nhủ nhẹ nhàng, hứa hẹn chân thành.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói: tác giả dân gian
+ Người nghe : Mọi người, trước hết là những người làm nghề nông
Hoàn cảnh giao tiếp: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp
Nội dung giao tiếp: kêu gọi mọi người không nên bỏ hoang ruộng đất vì ruộng đất rất quý
Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ mọi người phải biết trân trọng đất đai, gắng sức lao động để khai thác chất vàng từ đất.
Phương tiện cách thức giao tiếp : lời trò chuyện, động viên chân tình, nhẹ nhàng, sâu lắng.