I. Tác giả
Nhà thơ Chính Hữu
– Chính Hữu (1926 – 2007) quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh
– Ông là nhà thơ quân đội chỉ viết về người lính và chiến tranh với những vần thơ dồn nén cảm xúc, hàm súc, dư ba…
Nhà thơ Phạm Tiến Duật
– Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở Thanh Ba – Phú Thọ
– Thơ Phạm Tiến Duật sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc đã làm sống mãi hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
II. Hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm:
Đồng chí
– Được viết năm 1948, thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
– Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (1947)…
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
– Viết năm 1969, khi cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên cả hai miền Nam – Bắc
III. Hình ảnh người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
1. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong “Đồng chí”
a. Họ là những người lính nông dân, vì lòng yêu Tổ quốc, lí tưởng cách mạng cao đẹp mà để lại sau lưng tất cả những gì thương quý nhất để ra chiến trường.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
– Sau lưng các anh là ruộng nương, tài sản lớn nhất của người nông dân; là gian nhà không, bốn cột gieo neo lung lay trước gió; là tình quê dạt dào, là bóng hình ai bên giếng nước gốc đa…
– Mặc kệ tất cả, họ dứt áo ra đi nhưng không phải là phó mặc, tâm thế người lính đẹp như những tráng sĩ, trượng phu…
b. Ra chiến trường, những người lính đã đối mặt với tột cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đã vượt lên tất cả bằng niềm lạc quan cách mạng.
– Họ cùng nhau trải qua những cơn sốt rét rừng khủng khiếp, thời tiết khắc nghiệt, khó khăn bộn bề, áo rách, quần vá, chân không giày… Nhưng tâm thế người lính vẫn đứng cao hơn hiện thực, tâm hồn họ sáng ngời lên niềm lạc quan, tin tưởng miệng cười buốt giá ..
c. Vẻ đẹp tiêu biểu của anh bộ đội cụ Hồ – tình đồng chí
– Đồng chí!: − Tình cảm lớn lao, mới mẻ, thiêng liêng của thời đại, kết tinh từ biết bao tình cảm đẹp khác: tình giai cấp, tình yêu Tổ quốc, tình người, tình tri kỉ…
– Thương nhau tay nắm lấy bàn tay: Được thử thách qua lửa đạn chiến tranh, tình đồng chí là sức mạnh của người lính…
– Đầu súng trăng treo: Biểu tượng đẹp về tâm hồn người lính: vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa chiến sĩ vừa thi sĩ…
2. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu không kính”
a. Vẻ đẹp của tư thế ung dung, hiên ngang, tâm hồn lãng mạn hào hoa
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Hình ảnh những chiếc xe không kính phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật vẻ đẹp người lính
– Tư thế ung dung, hiên ngang, anh dũng
– Tâm hồn bay bổng, phơi phới, giao hòa cùng thiên nhiên đất trời…
b. Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy
– Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
– Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
+ Trước mưa, bụi Trường Sơn, người lính phớt tỉnh, bất chấp, ngạo nghễ, san phẳng khó khăn, thử thách…
+ Nụ cười ha ha vang vọng Trường Sơn là niềm lạc quan, yêu đời của cả một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”…
c. Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
– Tình đồng chí bắt rễ từ chung một mục đích chiến đấu, đi trong mưa bom bão đạn rồi họ về đây hội tụ thành tiểu đội.
– Tình đồng chí gắn kết qua cái bắt tay ngộ nghĩnh “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
– Chung một bữa cơm tạm bợ, đạm bạc, chung một nhịp ngủ, chung một nhịp đi, chung một khát vọng hòa bình trời xanh thêm, họ thành gia đình tiểu đội xe không kính…
d. Vẻ đẹp của lòng yêu Tổ quốc nồng nàn, ý chí sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
– Những chiếc xe ngày càng tồi tàn, dị dạng, méo mó… Đó cũng là hiện thực khốc liệt, hủy diệt của chiến tranh
– Trái tim người lính vẫn sôi nổi yêu thương, mạnh mẽ quả cảm; xe vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt, vì Tổ quốc thân yêu…
IV. Những nét chung và riêng về hình ảnh người lính qua hai tác phẩm
Những nét chung:
– Lòng yêu Tổ quốc nồng nàn, lí tưởng sống cao đẹp
– Phẩm chất anh hùng; tinh thần dũng cảm, lạc quan; tâm hồn bay bổng, lãng mạn…
– Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, gắn bó…
* Lí giải những nét chung:
– Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều là những nhà thơ – chiến sĩ từng vào sinh ra tử nơi chiến trường
– Hai nhà thơ đều có những cảm nhận đồng điệu về vẻ đẹp thống nhất, xuyên suốt của người lính cách mạng qua các thời kì lịch sử…
Những khám phá riêng:
a. Về nội dung:
Đồng chí
– Người lính nông dân mộc mạc, chân chất, bình dị, chiến đấu với lí tưởng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
– Vẻ đẹp tiêu biểu: tình đồng chí, đồng đội
– Hình ảnh người lính được xây dựng bằng cảm hứng hiện thực…
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
– Người lính trí thức trẻ trung, ngang tàng, ngạo nghễ, bước vào cuộc chiến với khát vọng: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
– Vẻ đẹp của tuổi trẻ hiên ngang, ngoan cường, anh dũng, tâm hồn lộng |gió thời đại
– Hình ảnh người lính được xây dựng |bằng cảm hứng lãng mạn…
b. Về nghệ thuật:
Đồng chí
– Thể thơ tự do Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, chắt lọc
– Hình ảnh thơ sóng đôi, gắn kết Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
– Thể thơ 8 chữ
– Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, mang âm hưởng văn xuôi
– Hình ảnh thơ đối lập
– Giọng điệu vui tươi, hào sảng, tỉnh nghịch
🔻 Xem thêm:
- Hình ảnh người lính cách mạng qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Đồng chí – Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp
- Hướng dẫn phân tích vẻ đẹp của người lính trong khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Những điều “chiến tranh không tiêu diệt được” trong 2 tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Những ngôi sao xa xôi”
- Cảm nhận của em về những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật