Site icon Lớp Văn Cô Thu

Hình ảnh người lính cách mạng qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình ảnh người lính cách mạng qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình ảnh người lính cách mạng qua 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Những điểm chung

a. Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ hiểm nguy

– Những khó khăn, gian khổ, thử thách được tái hiện bằng các chi tiết rất thật không né tránh hiện thực chiến tranh;

– Tư thế “chờ giặc tới”; bình tĩnh “ung dung”, “nhìn thẳng” đối diện với hiện thực.

b. Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu

– Gác lại hoàn cảnh riêng để lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc;

– Sẵn sàng chiến đấu, kiên định với nhiệm vụ được giao.

c. Tình đồng đôi, đồng chí keo sơn

– Đồng cảm tâm tư, sẻ chia giúp đỡ nhau cùng vượt qua gian khổ của đời lính;

– Gắn bó nhau như những người bạn tri kỉ, như anh em trong một gia đình.

d. Tinh thần lạc quan

Tin tưởng vào ngày mai chiến thắng:

+ “Nụ cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp;

+ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha hả” của anh lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ.

2. Những điểm riêng

– Bài thơ “Đồng chí”- Chính Hữu: Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp của tình đồng chí mộc mạc, chân thật;

– Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” – Phạm Tiến Duật : Hình ảnh người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với tư thế ung dung, tinh thần lạc quan mang khí thế thời đại.

3. Đánh giá chung

– Hình tượng người lính dù ở thời kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ;

– Họ trở thành những hình tượng đẹp đẽ trong thơ ca cách mang Việt Nam;

– Viết về người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế hình tượng người lính trong tác phẩm của hai nhà thơ đề rất chân thật và sinh động.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version