Site icon Lớp Văn Cô Thu

Đoạn văn giới thiệu một làng nghề truyền thống của địa phương em

Đoạn văn giới thiệu một làng nghề truyền thống của địa phương em

Đoạn văn giới thiệu một làng nghề truyền thống của địa phương em

Mở đoạn

– Giới thiệu làng nghề địa phương (nơi có làng nghề)

– Sức cuốn hút của làng nghề đối với du khách nối chung

Thân đoạn

– Nghề và lịch sử hình thành

– Làng nghề phát triển như thế nào trong thời hiện đại

– Con người(năng lực sáng tạo, kiên trì để lưu giữ làng nghề) kinh tế địa lí, văn hóa nổi bật do sự tác động của làng nghề

-Lý do khách du lịch say mê khám phá làng nghề

Kết đoạn

– Vai trò làng nghề đối với kinh tế địa phương

– Niềm tự hào về đất nước con người Việt Nam

Bài văn tham khảo 1

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội. Đây là một làng nghề đã có tuổi đời hơn 500 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng làng nghề gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất, tạo lên những giá trị nghệ thuật quý giá. Là một làng nghề truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã tạo nên những bộ bát đĩa, ấm chén, chậu hoa tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa. Những sản phẩm đó khiến cho mỗi chúng ta không khỏi trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống mang đậm đà bản sắc của dân tộc.

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Làng nghề truyền thống mang ý nghĩa văn hóa, kinh tế và xã hội to lớn: phát huy làng nghề góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đời này sang đời khác. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, có tính thẩm mỹ cao.

Bài văn tham khảo 2

Đồng bào dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Người Chăm ở tỉnh Bình Thuận có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Họ cũng rất giỏi trong việc dệt thủ công và buôn bán nhỏ. Làng nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận là một trong những làng nghề cổ xưa, còn lưu giữ cho đến ngày nay.

Làng nghề – một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước ta – là vốn quý giá của dân tộc, có những giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày nay, giá trị to lớn và quý báu của làng nghề không chỉ thể hiện ở chỗ giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn, chính là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.

Exit mobile version