Site icon Lớp Văn Cô Thu

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”. (Sách Chân trời sáng tạo)

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”. (Sách Chân trời sáng tạo)

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”. (Sách Chân trời sáng tạo)

Đoạn văn mẫu 1

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Đoạn văn mẫu 2

Bằng việc dựng lên một đoạn đối thoại tưởng tượng của một em bé với người trên mây và sóng trong tác phẩm “Mây và sóng”, nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy tình cảm mẹ con thiêng liêng vô bờ của em bé và mẹ của mình. Mở đầu đoạn đối thoại là tiếng của người “trên mây” vẫy gọi em bé đi ngao du cùng mình để ngắm “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”. Em bé vô cùng háo hức, muốn được đi cùng ngay để khám phá thế giới. Nhưng khi nghe thấy phải đi tới nơi “tận cùng của trái đất” và đồng thời phải rời xa mẹ của mẹ, em bé đã ngay lập tức từ chối “người trên mây” bởi vì “mẹ mình đang đợi ở nhà”. Em không muốn phải rời xa mẹ, dù đó có là việc khiến em vô cùng thích thú đi chăng nữa. Em trở về nhà với mẹ, cùng mẹ chơi trò chơi “con là mây, và mẹ sẽ là trăng”. Em “ôm mẹ” và cùng mẹ khám phá những điều mới lạ dưới mái nhà của mình. Lần thứ hai, em nhận được lời mời từ những “người trong sóng”. Họ gọi em đi ngao du “nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Em cũng vô cùng thích thú thế nhưng muốn làm được điều đó, em phải tới “rìa biển cả” và buộc phải xa rời mẹ của mình. Chính vì thế, em bé đã từ chối bởi vi em không muốn mẹ buồn lòng vì em: “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Em bé trở về nhà, tuy không được ngao du cùng “người trong sóng” nhưng em và mẹ đã cùng chơi một trò chơi thú vị “con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Với em bé, nơi nào có mẹ thì chắc chắn nơi đó có những niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, em luôn lựa chọn được trở về cùng mẹ, từ chối mọi lời mời hấp dẫn ngao du khắp chốn, em chỉ muốn được “ôm mẹ”, được “vỡ tan vào lòng mẹ” mà thôi. Đó là tình cảm tha thiết, mãnh liệt mà em bé dành cho mẹ của mình. Thông qua những lời đối thoại thủ thỉ trong tưởng tượng của em bé với những người trong “mây và sóng”, nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy một tình cảm mẫu tử thiêng liêng và tha thiết tới nhường nào! Tình cảm mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi con người chúng ta.

Exit mobile version