Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương ánh đỏ vào bài làm.
Câu 1. Từ nào sau đây là từ ghép?
A. Nhỏ nhẹ.
B. Xinh xinh
C. Long lanh
D. Lấp lánh
Câu 2. Về hình thức, các câu văn: “Phụ nữ càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới.” (Hồ Chí Minh) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép đồng nghĩa
C. Phép nối
D. Phép thế
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước.” (Nguyễn An Ninh) thuộc kiểu cầu nào?
A. Câu ghép
B. Câu đặc biệt
C. Câu đơn
D. Câu rút gọn .
Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Nhiều đồng bào ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.” (Nguyễn An Ninh) là thành phần nào của câu?
A. Thành phần gọi đáp
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần phụ chủ
D. Thành phần tình thái
Câu 5. Câu ca dao “Em như cây quế giữa rừng/Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay” có sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, ẩn dụ
B. Ẩn dụ, hoán dụ
C. Hoán dụ, so sánh
D. So sánh, ẩn dụ
Câu 6. Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ?
A. Đánh trống bỏ dùi
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
C. Nước đổ lá khoai
D. Cây cao bóng cả
Câu 7. Xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép: “Cây lược ngà ấy, chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh” (Nguyễn Quang Sáng)?
A. Quan hệ nhượng bộ
B, Quan hệ tương phản
C. Quan hệ điều kiện
D. Quan hệ nguyên nhân
Câu 8. Câu thành ngữ “Nửa úp nửa mở” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
“Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích “Bài học đầu cho con” – Đỗ Trung Quân – thivien.net).
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,75 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Quê hương mỗi người chỉ một,/ Như là chỉ một mẹ thôi, “?
Câu 3. (0,75 điểm). Em tâm đắc nhất với thông điệp nào được tác giả gửi gắm trong hai câu thơ “Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người “?
Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.
Câu 2. (4,5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: .
… “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ đáng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải,
Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.56)
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm 2020
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. C
Câu 5. D
Câu 6. B
Câu 7. B
Câu 8. D
Phần II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2.
Biện pháp tu từ: So sánh: Quê hương như là chỉ một mẹ thôi.
Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.
Câu 3. Học sinh có thể tùy ý kiến của mình mà đưa ra thông điệp bản thân tâm đắc:
Gợi ý:
– Vai trò của quê hương.
– Giáo dục tình yêu quê hương
Phần III: Tập làm văn
Câu 1.
Gợi ý:
Dẫn dắt đề tài: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
a. Giải thích:
– Quê hương có ý nghĩa là gì? => Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó.
b. Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.
– Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
– Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng…
– Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
c. Trách nhiệm của mỗi con người, rút ra bài học
– Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
– Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
– Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.
– Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở….
Câu 2.
Cảm nhận:
* Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả (2 khổ đầu)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
– “Ta làm”: khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.
– “Ta làm con chim hót”, “làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thân thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời.
– Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.
-> Đó vừa là tâm niệm chân thành của nhà thơ và cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người, muốn góp sức mình làm nên mùa xuân đẹp tươi của thiên nhiên, của tạo vật của đất nước.
– Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc một cách âm thầm và lặng lẽ.
– Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.
– Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
-> Sự cống hiến không kể tuổi tác.
=> Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, tâm niệm tràn đầy nhiệt huyết, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.
* Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế (khổ cuối)
– Cách gieo vần “bình, minh, tình”: thể hiện chất nhạc dân ca xứ Huế.
– Cách gieo vần phối âm khá độc đáo: câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai thanh trắc hát, Huế.
-> Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng
– Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế
– Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích.
* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
– Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
– Bài thơ giàu nhạc điệu, âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha
– Hình ảnh tự nhiên, giản dị kết hợp với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.
– Câu từ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.