Site icon Lớp Văn Cô Thu

Dàn bài chi tiết “Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Nói với con của Y Phương”

Dàn bài chi tiết "Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Nói với con của Y Phương"

Dàn bài chi tiết "Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Nói với con của Y Phương"

Đề bài: Cảm nhân của em về đoạn thơ sau:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập II)

I – Mở bài

– Tác giả Y Phương

+ Nhà thơ mang tiếng nói riêng, rất đặc trưng của dân tộc Tày, + Thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.
Tác phẩm: 1980, tiêu biểu cho phong cách thơ Y Phương: yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
Vấn đề nghị luận: mượn lời nói với con để gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

II – Thân bài

1. Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình

– Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại+liệt kê: tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái, một bước – hai bước, “tiếng nói – tiếng cười => con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con.
– Con lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “cha cưới, ngày … đời” và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ.
=> Gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời => hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.

2. Quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên

– “Người đồng mình”.
+ Hình ảnh giàu sức gợi “đạn lờ cài nan hoa”: vừa tả thực công cụ lao động, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo,
+ “Vách nhà ken câu hát”: nơi ăn chốn ở+ tả thực sinh hoạt văn hóa hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng, vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn phong phú, lạc quan. => Động từ “đan, ken, cài”: Công việc cụ thể + gợi ra tính chất gắn bó, hoà quện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở.

– Nghệ thuật nhân hóa + điệp từ “cho”:
+ “rừng cho hoa”: vẻ đẹp thiên nhiên, niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng => sự giàu có và hào phóng của quê hương.
+ “Con đường cho những tấm lòng” gợi tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.
→ Thiên nhiên ban tặng, che chở và nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

III – Kết bài

– Những hình ảnh thơ đẹp, giản dị với cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi;
– Người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Hãy khắc ghi điều đó và tiếp nối truyền thống của quê hương.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version