1. Thế nào là truyện trung đại?
– Truyện trung đại không phải là một thể loại;
– Đây là khái niệm dùng để chỉ các tác phẩm văn học được sáng tác theo loại hình tự sự thời trung đại ở Việt Nam (khoảng từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX);
– Sáng tác tự sự thời trung đại có hai hình thức là văn xuôi và văn vần.
2. Đặc điểm của truyện trung đại
– Hình thức: Gồm có truyện văn xuôi và truyện thơ. Truyện văn xuôi chủ yếu viết bằng chữ Hán và có hai dạng chính: truyện ngắn (có dung lượng ngắn, vừa phải) và truyện dài (tiểu thuyết chương hồi);
– Môi trường tồn tại: tồn tại và phát triển trong môi trường có tính quy luật “văn – sử – triết bất phân”;
– Về ngôn ngữ: Hầu hết được sáng tác bằng chữ Hán. Đến thế kỉ XVI xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm (truyện Nôm) và từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX truyện Nôm phát triển rực rỡ;
– Nội dung: phong phú, thường mang tính giáo huấn;
– Nghệ thuật kể chuyện: thời kì đầu chịu ảnh hưởng của văn học dân gian nên còn nhiều yếu tố kì ảo. Thời kì sau xa dần văn học dân gian, tiến gần đến với chủ nghĩa hiện thực;
– Nhân vật: đơn tuyến và phát triển theo trục thời gian, nhân vật thường được miêu tả qua ngôn trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại;
– Cốt truyện: đơn giản, thường kể theo trật tự thời gian tuyến tính.