Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của tình người và ánh trăng qua đoạn thơ sau:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ảnh điện cửa gương
vầng trăng di qua ngõ
như người dưng qua đường”
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
I. Mở bài
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ
– Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm.
– Ánh trăng (1978), lời tâm sự, lời nhắn nhủ thấm thía và tự nhắc mình.
– Đoạn thơ là những kỉ niệm đẹp đẽ, gắn bó giữa người và trăng trong quá khứ; những đổi thay, quên lãng khi thay đổi môi trường sống (dẫn thơ).
II. Thân bài
1. Khái quát chung
Câu chuyện nhỏ theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại, kể về những kỉ niệm đẹp đẽ, gắn bó giữa người và trăng trong quá khứ; nhưng rồi con người bỗng chốc đổi thay, quên lãng khi bước vào cuộc sống mới.
2. Phân tích
a. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ (khổ 1, 2)
– Vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm một thời đã qua, hằng gắn bó.
Giọng tâm tình: hồi nhỏ, hồi chiến tranh, phép liệt kê đồng, sông, bể, điệp từ với lặp lại ba lần: tuổi thơ sống gắn bó gần gũi, thắm thiết
với thiên nhiên.
– “Hồi chiến tranh ở rừng”: những năm tháng gian khổ, ác liệt
– “vầng trăng thành tri kỉ” => nhân hóa gợi sự gắn bó của đời lính với trăng: là tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia ngọt sẻ bùi;
-“Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” → hình ảnh so sánh, ẩn dụ, phép liên tưởng vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, vô tư, hồn nhiên, trong sáng của vầng trăng, của con người.
– “ngỡ… tình nghĩa” => tình cảm thắm thiết với vầng trăng; với đất nước bình dị, hiền hậu; với thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng “vầng trăng tình nghĩa”.
– Từ “ngỡ”: báo hiệu những chuyển biến trong câu chuyện cũng như trong tình cảm con người.
b. Cảm nghĩ về vàng trắng hiện tại (khổ 3)
– Vầng trăng – người dưng : Đối lập giữa hiện tại và quá khi
+ Hoán dụ: “ảnh điện cửa gương”: cuộc sống thay đổi hiện đại, tiện nghi hơn.
+ Nhân hóa, so sánh: “trăng đi…”, “như người dưng”: trăng vẫn tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa >< con người hờ hững, lạnh nhạt, dửng dựng đến vô tình => con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm khi hoàn cảnh sống thay đổi.
Liên hệ: Việt Bắc – Tố Hữu
3. Đánh giá
Thể thơ 5 chữ, nhịp linh hoạt; tự sự kết hợp với trữ tình; giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành, sâu sắc; hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.
II. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật, vị trí, vai trò của đoạn thơ:
– Tái hiện thời quá khứ của tác giả gắn liền với những không gian quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, biển cả, vầng trăng. Khi đất nước hoà bình, hoàn cảnh sống thay đổi, vầng trăng nhoà dần theo kí ức.
– Ba khổ thơ đầu là cái cớ khơi gợi cảm xúc, có ý nghĩa khái quát sâu sắc. Ánh trăng cũng chính là biểu tượng cho tình người để chúng ta điều chỉnh hành vi của mình, để sống tốt đẹp hơn.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận hình tượng con người đối diện vầng trăng trong “Ánh trăng” và “Đồng chí”
- Cảm nhận về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy
- Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Ánh Trăng – Nguyễn Duy
- Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm
- Từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy viết về những suy tư của người lính sau chiến tranh.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản bài “Ánh trăng”
- Cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng”