Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy

Cảm nhận về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy

Cảm nhận về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy

Đề bài:Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?

Mở bài

– Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ

– Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.

– Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.

– Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

Thân bài.

Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.

“Hồi nhỏ sống với rừng

Với sông rồi với biển”

 

“trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ”

Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.

“Hồi chiến tranh ở rừng

 

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

 

– Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.

– Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.

+ Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường

– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ.

+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt

-Tác giả vội vàng “bật của sổ” như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.

– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi,.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.

– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. – Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.

– Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.

– Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.

– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ

– Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé. * Liên hệ bản thân em và bài học em rút ra được

Kết bài

– Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.

– Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version