Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận về nhân vật Từ trong “Đời thừa” và nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

Cảm nhận về nhân vật Từ trong "Đời thừa", nhân vật người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa"

Cảm nhận về nhân vật Từ trong "Đời thừa", nhân vật người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa"

Đề: Có ý kiến cho rằng : sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

1.Vài nét về tác giả, tác phẩm

– Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại; Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông trước 1945.

– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975; Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của ông thuộc giai đoạn này.

2. Giải thích ý kiến

Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều nhẫn nhục, đồng thời chỉ ra sự khác nhau: sự nhẫn nhục của Từ chỉ là một bất hạnh đáng được cảm thông, không có gì đáng trách, còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài vừa là một bất hạnh đáng thương vừa có những sai lầm đáng trách.

3. Cảm nhận hai nhân vật và bình luận ý kiến

3.a. Cảm nhận về nhân vật Từ và người đàn bà hàng chài

– Về nhân vật Từ

+ Từ là người vợ hoàn toàn yếu thế, phụ thuộc; hiền từ, nhu thuận, chăm chút chi li; thấu hiểu và tin tưởng phẩm chất tốt đẹp bền vững của chồng. Được khắc họa như một nhân vật phụ; trong không gian gia đình; thống nhất ngoại hình với tính cách.

+ Sự nhẫn nhịn của Từ chủ yếu là nhẫn nhịn những hành vi thiếu tự chủ trong lúc phẫn đời mà tìm đến rượu của người chồng luôn day dứt lương tâm.

– Về nhân vật người đàn bà hàng chài

+ Là người đàn bà mạnh mẽ mà chịu lệ thuộc, chấp nhận việc hành hạ tàn tệ; sắc sao, hiểu lẽ đời nhưng chưa có ý thức về giá trị sống, quyền sống của mình; hiểu rõ bi kịch của mình và gia đình mà chỉ cam chịu, không phản ứng. Được khắc họa như nhân vật trung tâm; trong không gian rộng từ gia đình đến tòa án; ngoại hình và tính cách có nhiều tương phản.

+ Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là một cách chấp nhận những đầy đọa vô lí của người chồng quen thói bạo hành; đã thành một cách sống buông xuôi, thỏa hiệp; không những không thức tỉnh được chồng, trái lại, chỉ càng tiếp tay cho thói bạo hành gia đình.

3.b. Bình luận về hai ý kiến

Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến:

– Chỉ ra được những khác biệt thật sự trong một hiện tượng tưởng chừng hoàn toàn giống nhau, giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi hình tượng.

– Đồng thời, giúp người đọc cảm nhận được điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong cách nhìn nhận và mô tả đời sống cũng như trong tư tưởng của mỗi tác giả.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version