A. MỞ BÀI
Tác giả Lê Minh Khuê
+ là cây bút chuyên về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý phụ nữ vô cùng tinh tế;
+ thường viết về những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Tác phẩm
Viết năm 1971, kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.
Vấn đề nghị luận
Phương Định một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên nhưng rất dũng cảm và có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
B. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
– Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn: nhiều bom đạn, nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ;
– Công việc đầy gian khổ, hiểm nguy: đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom….
=> Nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, mạo hiểm, phải đối mặt với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
2. Vẻ đẹp của Phương Định:
a. Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng
– Là nữ sinh Hà Nội bước vào chiến trường: hồn nhiên, vô tư với những hoài niệm về thời học sinh thật đáng yêu,
– Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng làm thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ => thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ thành phố, gia đình, tuổi thơ thanh bình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường;
– Cô thích hát và đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường ác liệt,
– Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: thích ngắm mình trong gương, tự tin về hình thức của mình “ Nói… một cô gái khá”;
– Vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái trẻ: không vồn vã biểu lộ tình cảm: thường đứng ra xa….. môi mím chặt ”, “chẳng qua … điệu đấy thôi”,
– Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
b. Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm:
– Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận để giành độc lập, tự do của Tổ quốc;
– Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không “việc của chúng tôi …đất lấp vào hố bom, đếm …phá bom”;
– Nghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng: “có ở đâu như thế này không … thần kinh căng như chão, …nhất định sẽ nổ”;
– Coi sự hi sinh mất mát của bản thân hết sức nhẹ nhàng bình thản: “Tôi bây …tôi không vào viện quân y”;
– Tâm trạng của Phương Định khi phá bom :
+ Không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi cô không sợ nữa “tôi đến gần quả bom …cứ đàng hoàng mà bước tới”=> Lòng dũng cảm như được kích thích bởi lòng tự trọng;
+ Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “thỉnh thoảng … nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” =>quyết đoàn, dứt khoát
– Giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”,
=> Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục.
c. Có tình yêu thương đồng đội sâu sắc
– Khi Nho bị thương chăm sóc ân cần chu đáo,
– Lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình;
=> như một người em, người chị ân cần, chu đáo, luôn quan tâm và chăm sóc cho họ.
– Dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả chiến sĩ mà cô gặp trên đường ra mặt trận “những người đẹp nhất… ngôi sao trên mũ”
3. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Phương thức trần thuật hợp lí đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến độ tinh tế nhất,
– Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính,
– Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… => tạo nên một Phương Định thật như ở ngoài đời và rất Hà Nội.
C. KẾT BÀI
– Lòng tự hào về những chiến sĩ, những thanh niên xung phong Trường Sơn như Phương Định và đồng đội của cô. Lịch sử những cuộc kháng chiến và chiến thắng hào hùng của dân tộc không thể thiếu những tấm gương như cô và thế hệ những người đã đổ máu cho nền độc lập của tổ quốc.
– Lòng biết ơn và học tập tinh thần của những người như cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
🔻 Xem thêm:
- Luyện tập câu hỏi đọc hiểu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
- Những điều “chiến tranh không tiêu diệt được” trong 2 tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Những ngôi sao xa xôi”
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
- Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
- Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ trong “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê
- Kể lại truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê