I. Mở bài:
– Tác giả: nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với cuộc sống nông thôn và người nông dân. Truyện của ông thường viết về đề tài nông dân.
– Tác phẩm: được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
– Nhân vật: Ông Hai: tình yêu làng quê đã hoà nhập trong lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
II. Thân bài:
a. Khi ở nơi tản cư
– Đau đáu nhớ quê,
– Luôn khoe và tự hào về làng Chợ Dầu, không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc;
– Luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến => Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê.
b. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
– Khi nghe tin quá đột ngột ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức, đau đớn, bẽ bàng…;
– Trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt => cảm thấy như chính ông và các con ông mang nỗi nhục bán nước, theo giặc;
– Nỗi ám ảnh, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên: không dám đi đâu, quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài…;
– Đấu tranh nội tâm gay gắt: quê hương hay tổ quốc? Cuối cùng ông đã quyết định: “Làng thì phải thù” => tình yêu nước chiến thắng;
– Tâm sự với đứa con để giãi bày lòng mình => Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu và tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ thật sâu sắc.
c. Khi nghe tin đồn được cải chính
– Tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con;
– Hả hê loan báo, khoe nhà ông bị giặc đốt một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình -> Hi sinh lợi ích riêng tư để đổi lấy danh dự cho làng.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Tình huống độc đáo, là thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng;
– Tâm lý nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,độc thoại nội tâm), diễn biến nội tâm.
– Diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật
– Sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói
III. Kết bài
– Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai
– Thành công của nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai
🔻 Xem thêm: