Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận về hình tượng P.G. Lorca qua bài thơ Đàn ghita của Lorca

Lâp dàn ý

  1. Mở bài

Nhà thơ Thanh Thảo được công chúng yêu mến qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời hiện địa với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Điều đó được thể hiện rất tiêu biểu qua Đàn ghi ta của Lorca. Bài thơ viết về caí chết của Lorca – nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tàu Tây Ban Nha. Thanh Thảo muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó với tấm lòng tri ân đầy xót thương và ngưỡng mộ.

2. Thân bài

a. Hình tượng Lorca và hình thức biểu hiện của bài thơ

Lorca được coi như bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại biểu cho một thế hệ nghệ sĩ đầy tinh thần công dân và ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới. Vì thế cái chết của Lorca không chỉ gây chấn động lớn ở Tây Ban Nha mà còn lan toả toàn thế giới trong nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó với tấm lòng tri âm đầy xót thương và ngưỡng mộ qua biểu tượng độc đạo: cây đàn ghita

Thanh Thảo đã thể nghiệm một hình thức thơ gần với tượng trung siêu thực: sự hoà kết giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa sắc thơ viếng của phương Đông và sắc bi tráng của nhạc giao hưởng phương Tây, giữa hệ thống thi ảnh của Lorca với hệ thống thi ảnh của chính tác giả ^ đưa ra một cấu trúc mới: sự hoà kết giữa tính liên tục và tính gián đoạn trong suy nghĩ và ngôn ngữ thơ.

b. Hình ảnh Lorca đơn độc trên đấu trường chính trị và nền nghệ thuật già cỗi Tây Ban Nha

Hình ảnh Lorca được giới thiệu bằng nét chấm phá chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng:

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Lilalilalila

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Hệ thống hình ảnh thơ gợi lên hình dung về Lorca – người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX đồng thời gợi liên tưởng đến khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời ấy – một nền chính trị độc tài, một nền nghệ thuật già cỗi mà khung cảnh là một đấu trường còn Lorca là một đấu sĩ.

+ Áo choàng đỏ gắt: màu áo choàng của đấu sĩ bò tót mang ý nghĩa như một lời thách đấu, tuyên chiến mạnh mẽ của Lorca dù chàng nghệ sĩ ấy đơn độc trên con đường mình đi.

+ Hình ảnh Lorca vừa dũng mãnh, oai phong trên đấu trường chính trị – nghệ thuật lại vừa lặng lẽ, cô đơn, lang thang đơn độc trên yên ngựa mỏi mòn.

c. Hình ảnh bi tráng của Lorca trên pháp trường và nỗi niềm dang dở của khát vọng cách tân

Chế độ độc tà hoảng sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lorca đã vội vã bẻ gãy ngọn cờ tự do bà biểu tượng văn hoá mới của dân tộc Tây Ban Nha. Cái chết của Lorca thật đột ngột:

Tây Ban Nha hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

+ Cả Tây Ban Nha dường như bàng hoàng, chấn động khi nghe tin người nghệ sĩ bị sát hại.

+ Hình ảnh Lorca trên pháp trường được miêu tả bằng những hình ảnh rất thực: áo choàng bê bết đỏ, thấm màu máu ngay trên pháp trường giọng thơ trầm lắng, đau thương.

+ Sự thảm khốc cũng khiến Lorca kinh hoàng và biết bao tiếc nuối “chàng đi như người mộng du” chập chờn bước vào cõi chết đau đớn, hẫng hụt, chơi vơi vì mọi ý tưởng, hành động cho tương lai mới chỉ đang bắt đầu. Lorca ngã xuống tức là sự nghiệp cách tân của anh cũng dang dở.

Thanh Thảo diễn tả sự thảm khốc ấy theo lối thơ tượng trưng tạo nên sự tiếp nối chuyển đổi cảm giác qua hệ thóng thi ảnh, diễn tả âm thanh của tiếng đan. Tiếng đàn vỡ thành nhiều màu sắc, hình khối, gợi cho người độc những liên tưởng đa chiều về hình ảnh Lorca:

+ tiếng đàn ghi ta nâu –  màu của cây đàn, màu của đất, màu của nỗi bi thương + tiếng ghita lá xanh  gợi ra màu của thiên nhiên, cây cỏ, màu của tuổi trẻ với tình yêu “bầu trời cô gái ấy” với biết bao thiết tha, hoài vọng tiếc nuối.

+ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan –  nỗi bàng hoàng, tức tưởi – tình yêu khát vọng bị tan vỡ.

+ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy – nỗi đau đớn tột cùng của tiếng đàn, của lòng người.

Sự tan biến, hoá thân của tiếng đàn ghi ta hay cũng chính là sự hoá thân, tan biến, lìa giã cõi đời của một thiên tài dù thảm khốc những thật đẹp, thật bi tráng. Những Lorca có lẽ sẽ đau đớn khi người ta không hiểu được bức thông điệp tư tưởng: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn.

+ Cây đàn là biểu tượng cho sự nghiệp nghệ thuật của Lorca, là những đóng góp của Lorca cho nghệ thuật.

+ Chôn cây đàn không có nghĩa là phủ nhận mà phải biết nối tiếp và nhân lên, Lorca muốn nghệ thuật luôn sáng tạo không ngừng, đừng khiến những sáng tạo của Lorca trở thành rào cản sáng tạo cho thế hệ sau.

+ Nhưng có lẽ vì Tây Ban Nha quá yêu mến và ngưỡng mộ Lorca nên chưa ai biết vượt qua, vì thế mà Thanh Thảo đã viết:

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Nỗi xót thương cái chết của một thiên tài bị giết hại khi tài năng đang nở rộ phát triển, xót thương cho hành trình cách tân dang dở không ai tiếp nối đọng lại thành hình ảnh đẹp và buồn:

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

+ Hệ thống hình ảnh: Giọt nước mắt, vầng trăng, đáy giếng , tạo nên hình ảnh trùng phức, giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi nên nhưng suy tư đa chiều về nỗi xót thương

+ Giọng thơ thổn thức, xót xa.

d. Thanh Thảo suy tư về cuộc giã từ về cõi vĩnh hằng của Lorca

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Digan vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt

lilalilalila…

Đường chỉ tay: số phận mỏng manh, bé nhỏ mà dòng đời thì quá đỗi rộng lớn. Lorca đi vào cõi khác như bơi sang sông bằng chiếc ghi ta màu bạc – màu của sự trong sáng, trung thực, ném lá bùa may mắn của số mệnh vào xoáy nước hay cũng chính là vòng xoáy cuộc đời, ném trái tim mãnh liệt đầy khao khát và tình yêu vào cõi vĩnh hằng, cõi lặng yên.

Hệ thống từ ngữ và hình ảnh đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ, giải thoát, đoạn tuyệt thực sự của Lorca với những ràng buộc, hệ luỵ của trần gian.

Thanh Thảo đã diên tả sự ra đi của một nghệ sĩ thật thảm khốc nhưng cũng thận nhẹ nhàng. Để tri âm với cuộc đời và tâm hồn của Lorca, Thanh Thảo đã gieo nhạc vào thơ tạo cho bài thơ mang một âm hưởng của một khúc ca hoà điệu trong sự réo rắt của tiếng đàn ghi ta.

Kết bài

Bài thơ là một nỗ lực khám phá và đổi mới của tài năng thơ Thanh Thảo

Với tấm lòng đồng điệu, đồng cảm, ngưỡng mộ và thương tiếc sâu sắc, Thanh Thảo đã ngợi ca và làm sống dậy hình tượng Lorca – một nghệ sĩ thiên tài, yêu tự do, yêu đất nước Tây Ban Nha đã đi vào cõi bất tử đẹp và bi tráng như chính tiếng đàn ghi ta của Lorca.

 

Exit mobile version