Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua đoạn trích truyện ngắn Làng

Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua đoạn trích truyện ngắn Làng

Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua đoạn trích truyện ngắn Làng

Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai được thể hiện trong đoạn trích sau:
“Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy.
[…]
Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một  phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, trang 164,165,166)

MỞ BÀI

– Dẫn dắt, giới thiệu vài nét về nhà văn Kim Lân.
– Giới thiệu về truyện ngắn “Làng”.
– Nêu được vấn đề nghị luận: tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc…

THÂN BÀI

a. Khái quát chung.

Giới thiệu được những khái quát chung nhất về tác phẩm, vị trí đoạn trích, nhân vật…

b. Vẻ đẹp của tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong đoạn trích:

* Luận điểm 1: Tâm trạng bàng hoàng, sững sờ đến choáng váng khi mới nghe tin dữ.

– Đau đớn, chấn tĩnh, gắng gượng kiểm tra lại thông tin…

– Xấu hổ, che giấu tâm trạng bằng cách đánh trống lảng để ra về.

– Tê tái, nhục nhã trước tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà tản cư…

=> Giàu lòng tự trọng, đồng nhất danh dự của mình với danh dự của làng.

* Luận điểm 2: Tâm trạng tủi nhục, căm giận, lo lắng khi về đến nhà.

– Tủi thân, thương con, thương mình bị mang tiếng là người làng phản bội.

– Đau đớn, nhục nhã, căm tức khi làng theo giặc.

– Giằng xé, nửa tin nửa ngờ về tin dữ.

– Hoang mang, sợ hãi vì tuyệt đường mưu sinh…

=> Tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.

c. Đánh giá

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tình huống truyện đặc sắc, thử thách tâm lí nhân vật.
+ Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
+ Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi.
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống…

– Nội dung, ý nghĩa:
+Sự chuyển biến trong nhận thức của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách
mạng.
+ Ngợi ca, biểu dương lòng yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy, tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm cho phẩm chất của con người Việt Nam…

KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Khẳng định tài năng và sự gắn bó, quý trọng người nông dân của nhà văn Kim Lân; khái quát sức sống của nhân vật, giá trị của tác phẩm qua thời gian…
Liên hệ mở rộng:
+ Liên hệ với đời sống văn học, với các hiệ tượng văn học cùng đề tài, chủ đề.
+ Bản thân người đọc…

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version