Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích “Anh hạ giọng … Mỗi người viết một vẻ”

Cảm nhận nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích "Anh hạ giọng ... Mỗi người viết một vẻ"

Cảm nhận nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích "Anh hạ giọng ... Mỗi người viết một vẻ"

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
– Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9)

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm;

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích): Đoạn trích trên nằm ở phần cuối của tác phẩm, là một phần trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, qua đó đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

II. Thân bài

a. Giới thiệu về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

– Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo;

– Công việc của anh: Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: đo gió, mưa, nắng, mây, chấn động mặt đất,… phục vụ sản xuất và chiến đấu;

– Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao;

– Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

b. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

– Một người yêu mến công việc: dù làm việc một mình nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc đang làm: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

– Một người yêu mến con người: Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?

III. Kết bài

– Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc;

– Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version