Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận khung cảnh ngày xuân trong 2 đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận khung cảnh ngày xuân trong 2 đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận khung cảnh ngày xuân trong 2 đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Cảm nhận về khung cảnh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
[…]

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

(Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)

I. Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm được đánh giá là kiệt tác số một của nền văn học Việt Nam không chỉ bởi giá trị nội dung sâu sắc mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Trong đó, phải kể đến tài năng điêu luyện trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du.

Giới thiệu đoạn thơ:

Đoạn thơ thuộc phần đầu của tác phẩm (Gặp gỡ và đính ước) là khung cảnh tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều. Qua đó ta sẽ cảm nhận được sự tài tình trong ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về đoạn trích

Vị trí: Đoạn trích là phần đầu và phần cuối của đoạn “Cảnh ngày xuân”, nằm ở phần “Gặp gỡ và đính ước” trong cấu trúc tổng thể của Truyện Kiều.

– Nội dung: Bức tranh mùa xuân ở những khoảnh khắc khác nhau từ đó làm nổi bật tài năng khắc họa cảnh vật của đại thi hào Nguyễn Du.

2. Khung cảnh mùa xuân qua hai đoạn thơ

2.1. Bức tranh xuân đầy sức sống

– Thời gian nghệ thuật được gợi lên qua hai câu thơ đầu – sự trôi chảy của thời gian, sự tiếc nuối của nhà thơ khi xuân đang trôi rất nhanh đó là cảnh xuân sớm mai.
– Không gian của bức tranh khoáng đạt và đậm chất xuân:

+ Những cánh én chao liệng rộn ràng;

+ Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời → tươi mới, tràn đầy sức sống;

+ Những bông lê trắng muốt trong trẻo, tinh khôi. Nguyễn Du đã sáng tạo – đảo trật tự cú pháp cùng với từ “trắng điểm” đã tạo nên nhãn tự cho cả bức tranh xuân.
=> Bút pháp chấm phá tài tình, tả ít mà gợi nhiều, làm cho người đọc cảm nhận được bức tranh xuân tinh khôi, thanh khiết.

+ Màu sắc của bức tranh: màu hồng của nắng, xanh của bầu trời, xanh của cỏ non, trắng của hoa lê, tạo nên một không gian xuân sinh động, tinh tế, tươi sáng.
→ Bút pháp chấm phá, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức gợi cảm đã góp phần làm bật lên bức tranh xuân vào sớm mai đẹp, tinh khôi, tràn đầy sức sống.

2.2. Cảnh buổi chiều ngày hội xuân

– Thời gian của bức tranh: lúc chiều tà, ngày đã sắp tàn, ánh nắng đang nhạt dần.
– Cảnh nhuốm màu tâm trạng của chị em Thúy Kiều:
+ Hai nàng “thơ thẩn” chừng như còn điều gì luyến tiếc, chưa muốn chia tay. Cảnh cũng chất chứa nỗi niềm.
+ Tác giả miêu tả các hình ảnh “tiểu khê”, “dòng nước uốn quanh”, “dịp cầu nho nhỏ”, cảnh gần như không có âm thanh khiến không gian lắng vào chiều sâu, khung cảnh nhỏ bé mà thật thân thuộc.
+ Các từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” mang đên cho bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp xinh xắn, tao nhã và phảng phất buồn.
Cảnh vật như có hồn và cũng đồng điệu với con người.
– Nghệ thuật: Sử dụng từ láy với mật độ dày đặc nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự miêu tả; bút pháp tả cảnh ngụ
tình.

3. Đánh giá khái quát:

* Điểm giống của hai đoạn thơ

-Cả hai đoạn thơ đều là những bức tranh xuân đẹp đẽ, thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm với cái đẹp của Nguyễn Du.
– Đều sử dụng từ ngữ chính xác, có giá trị biểu cảm cao, giàu sức gợi.

* Điểm khác:

Đoạn 1 tả cảnh buổi sáng mùa xuân, khí xuân vui tươi, cảnh xuân tràn đầy sức sống; bút pháp chấm phá là nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn.
– Đoạn 2 tả cảnh buổi chiều tàn, khí xuân trầm lắng, phảng phất nỗi buồn; bút pháp tả cảnh ngụ tình.

III – Kết bài

Đánh giá bức tranh xuân dưới ngòi bút Nguyễn Du đẹp, tinh tế và sinh động qua sự vận động của thời gian và không gian
Khẳng định Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc tả cảnh với bút pháp điêu luyện, sáng tạo, ngôn từ đắt giá, gợi cảm.

🔻 Xem thêm:

Exit mobile version