Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân) và chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài ở truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Kim Lân, Nguyễn Minh Châu và hai tác phẩm: “Vợ nhặt”, “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Nêu vấn đề nghị luận: chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể | của nhân vật người đàn bà hàng chài.
2.Thân bài
2.1.Chi tiết nghệ thuật và vai trò của chi tiết trong truyện ngắn
Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển Văn học).
– Chi tiết góp phần khắc họa tính cách nhân vật; sự phát triển của cốt truyện, từ đó bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
2.2.Cảm nhận chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ (Vợ nhặt)
a. Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết
Trong bữa cơm ngày đói thảm hại đón con dâu mới của bà cụ Tứ.
+ Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.
+ Niêu cháo lõng bõng mỗi người được có lưng lưng hai bát Iđã hết nhẵn.
b. Ý nghĩa về nội dung
Phản ánh hiện thực bi đát về số phận của người lao động trong bối cảnh nạn đói 1945.
– Thể hiện tâm trạng của người mẹ nghèo khổ: lấy niềm vui tinh thần (mừng khi con trai có vợ) để lấn át thực tại cay đắng, chua xót (“Tao có cái này hay lắm cơ”… “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”… |“Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để…”)
– Vẻ đẹp của tình người trong nạn đói.
– Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật.
– Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn thương yêu, cưu mang nhau, lạc quan, hướng về tương lai.
c.Ý nghĩa nghệ thuật :
– Là chi tiết góp phần khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và hành động của bà mẹ nghèo nhưng rất thương con
— Là chi tiết thúc đẩy sự vận động của mạch truyện.
2.3.Cảm nhận chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” Chế thuyền ngoài xa)
a. Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết
+ Người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện, chánh án Đẩu khuyên người đàn bà từ bỏ gã chồng vũ phu
+ Trong lời giải thích của người đàn bà về lí do vì sao không từ bỏ gã chồng dù bị tra tấn cả thể xác và tinh thần. b. Ý nghĩa về nội dung
– Góp phần thể hiện một trong những lí do mà người đàn bà đưa ra để giải thích về việc từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng. – Góp phần khắc họa một cách sinh động hoàn cảnh sống |khốn khó, bế tắc của người đàn bà hàng chài nói riêng và những người dân miền biển như thế nói chung.
Là một phần của bức tranh hiện thực mà Đẩu và Phùng “vỡ ra” sau câu chuyên của người đàn bà.
Là chi tiết cho thấy giá trị hiện thực: hiện thực cuộc sống đói nghèo, khốn khó của người dân miền biển.
Là chi tiết cho thấy giá trị nhân đạo: nhà văn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng đói nghèo, bế tắc của một bộ phận người dân; cùng với các chi tiết khác, nó góp phần gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng bạo hành gia đình, sự tha hóa về nhân.Đếch mà một căn nguyên là đói nghèo, lạc hậu.
c.Ý nghĩa nghệ thuật
Là chi tiết chân thực nhưng hàm chứa nhiều thông điệp, gợi cảm xúc cho người đọc.
Là chi tiết tạo cầu nối giữa phần trước và sau đó để mạch truyện về người đàn bà hàng chài diễn ra một cách tự nhiên, chân thực, dần dần hé lộ ý nghĩa của truyện toát ra hình tượng nhân vật chính.
2.4. Nhận xét về sự tương đồng và khác biệt
a. Tương đồng
Cả hai chi tiết:
– đều phản ánh hoàn cảnh sống khốn khó của người dân lao động ở nước ta cách đây nhiều thập kỉ.
– đều góp phần biểu hiện tình cảm gia đình trong những ngày đói khổ.
– đều là chi tiết sáng tạo của các nhà văn nhằm thể hiện cảm hứng hiện thực và nhân đạo.
b. Khác biệt
Chi tiết nồi “chè khoán” tập trung làm bật lên thông điệp mà Kim Lân muốn gửi gắm: cái đói, cái chết không thể hủy diệt được khát vọng sống, niềm lạc quan hướng về tương lai của con người.
Chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” lại chủ yếu hướng về vấn đề mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm cách lí giải: cái đói, cái khổ là một trong những nguyên nhân đẩy con người đến sự tha hóa và tội ác; phải đi sâu tìm hiểu số phận con người mới có thể tìm ra bản chất thật của cuộc sống và cái đẹp.
3. Kết bài
Chi tiết nghệ thuật độc đáo là điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm tự sự, giúp nhà văn thể hiện thành công ý đồ sáng tác. Một chi tiết hay không phải chỉ hay ở “xác” chữ mà còn là cái đẹp trong “hồn” văn, là sự trăn trở không ngừng của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Cho nên, chi tiết nhỏ có thể góp phần làm nên tầm vóc của người nghệ sĩ lớn.
Chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ (Vợ nhặt) và chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) có thể xem là những chi tiết như thế.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận vẻ đẹp người nông dân qua đoạn trích “Vợ Nhặt”
- Chi tiết nụ cười và nước mắt , chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân”
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
- Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ Nhặt”
- Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành gia đình qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa